Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 Chân trời bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Quan sát hình ảnh dưới đây và trình bày tình hình phân bố dân cư thế giới?

Quan sát hình ảnh dưới đây và trình bày tình hình phân bố dân cư thế giới?

Câu 2: Phân bố dân cư là gì?

Câu 3: Trình bày các nhân tố tác động đến phân bố dân cư?

Câu 4: Đô thị hóa là gì?

Câu 5: Trình bày các nhân tố tác động đến đô thị hóa?


Câu 1:

Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian và biến động theo thời gian. Con người sống khắp nơi trên bề mặt các lục địa và các đảo, quần đảo giữa đại dương với mật độ dân số trung bình thế giới là 60 người/km2 (năm 2020). Nơi có mật độ dân số cao nhất là quốc gia Mô-na-cô (Monaco), lên đến 26 338 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp nhất là đảo Grơn-len (Greenland – Đan Mạch) chi chưa đến 1 người/km2. Trong một lục địa, một khu vực, một quốc gia và thậm chí trong một vùng lãnh thổ của từng quốc gia, phân bố dân cư cũng không đều.

Câu 2:

Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, bao gồm trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất nền kinh tế, điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ,...

Câu 3:

Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư:

* Các nhân tố kinh tế – xã hội

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế: có vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư những khu vực được khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều tới sự phân bố dân cư trên thế giới.

* Các nhân tố tự nhiên

- Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, nước, địa hình, đất đai,...) tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người, qua đó tác động đến sự phân bố dân cư.

Câu 4:

Đô thị hoá là quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Câu 5:

- Các nhân tố tác động:

+ Vị trí địa lí: Tạo động lực phát triển đô thị, quy định chức năng đô thị.

+ Tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,...): Tác động đến bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị; khả năng mở rộng không gian đô thị, chức năng bản sắc đô thị.

+ Kinh tế - xã hội (dân cư, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội...): Tác động đến mức độ và tốc độ đô thị hoá; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống; mô và chức năng đô thị; hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác