Câu hỏi giữa bài phần đọc hiểu bài: Lượm

2. Đọc hiểu

* Câu hỏi giữa bài

Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất

Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8

Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12

Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa này thế nào?

Khổ thơ ( dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?

Cách ngắt nhịp trong khổ thơ ( dòng 39-42) có gì đặc biệt?

Câu hỏi dùng 47 có ý nghĩa gì?


Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất:

Ngày Huế//  đổ máu

Chú Hà Nội về//

Tình cờ // chú, cháu

Gặp nhau // Hàng Bè

Biện pháp tu từ hoán dụ:" Ngày Huế đổ máu"

Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8

Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Tác dụng : góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12:

So sánh" mồn huýt sáo vang- như con chim hót nhảy trên đường vàng"

=> Tác dụng: tái hiện lại cách thật cụ thể và sinh động hình ảnh một chú bé liên lạc : nhanh nhẹn , yêu đời, nhiệt tình tham gia phục vụ kháng chiến

Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa:

Ngoại hình

- Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn.

- Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn.

- Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.

- Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.

=>  Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. 

Tính cách, phẩm chất:

- Vui vẻ, yêu đời, lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ.

- Dũng cảm, không sợ nguy hiểm vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác.

- Nguyện hi sinh vì đất nước

Khổ thơ ( dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?

Được tách riêng chỉ gồm 2 dòng 4 chữ diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Cách ngắt nhịp trong khổ thơ ( dòng 39-42) có gì đặc biệt?

Cách ngắt nhịp trong khổ thơ thể hiện tậm trạng nghẹn ngào, đau đớn, đau xót trước sự hi sinh của Lượm

Câu hỏi dùng 47 có ý nghĩa gì?

Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định. Từ đó:

+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.


[Cánh diều] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 7: Lượm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều