Bài tập tính nhiệt lượng thu vào hoặc tỏa ra

Bài 1: Một ấm nước bằng đồng khối lượng 300g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong ấm từ 15$^{0}C$ đến 100$^{0}C$. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của đồng là 380 J/kg.K.

Bài 2: Môt khối lượng nước 25 kg thu được một nhiệt lượng 1050 kJ thì nóng lên tới 30$^{0}C$. Tính nhiệt độ ban đầu của nước.


Nhiệt lượng cần cung cấp để ấm đồng tăng nhiệt độ từ 15$^{0}C$ đến 100$^{0}C$ là:

Q1 = m1.c1.(t2 - t1) = 0,3.880.(100 - 15) = 9690 (J)

Nhiệt lượng cần cung cấp để nước tăng nhiệt độ từ 15$^{0}C$ đến 100$^{0}C$ là:

Q2 = m2.c2.(t2 - t1) = 1.4200.(100 - 15) = 357000 (J)

Nhiệt lượng cần cung thiết để đun nước trong ấm 15$^{0}C$ đến 100$^{0}C$ là:

Q = Q1 + Q2 = 9690 + 357000 = 366690 (J)

Bài 2: Gọi t1 là nhiệt độ ban đầu của nước

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:

Q = m.c.(t2 - t1) = m.c.(30 - t) = 1050.10$^{3}$ (J)

=> t = 30 - $\frac{1050.10^{3}}{m.c}$ = 30 - $\frac{1050.10^{3}}{25.4200}$ = 20$^{0}C$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác