Viết một đoạn văn khoảng (150 chữ) về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học.

TỪ ĐỌC ĐẾN VIẾT

Viết một đoạn văn khoảng (150 chữ) về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học.


"Đây thôn Vĩ Dạ" được in trong tập "Thơ Điên" của Hàn Mặc Tử tập thơ được xuất bản sau khi ông qua đời (1940). Bài thơ là một bức tranh phong cảnh với nhiều hình ảnh đi từ tượng trưng đến siêu thực vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "nắng mới, hàng cau" cùng với lá vườn mướt "xanh như ngọc" tạo ra một bức tranh chói lòa ánh sáng và rực rỡ sắc màu. Người ta không hết bàng hoàng là vì sao, qua hàng trăm năm, bức tranh làng cảnh Việt Nam vẫn thiếu vắng một hình ảnh rất dân dã, quen thuộc mà lại tươi đẹp đến rực rỡ như hình ảnh "nắng mới - hàng cau" trong bài thơ này? Câu thơ: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" đã gây nhiều cách hiểu: có người cho đó là gương mặt của người đàn ông vuông vức "chữ điền", tượng trung cho người quan chức thời phong kiến; có người lại cho đó là gương mặt đẹp của người xứ Huế nói chung. Câu thơ bí ẩn này vẫn mang phong vị và vẻ đẹp cổ kính, có lá trúc, có gương mặt chữ điền, có thể tượng trưng cho quê hương và con người xứ Huế. Trong khổ thơ thứ hai: Gió theo lối gió... kịp tối nay? Cảnh tượng thực bên bờ sông Hương: Nhưng đó cũng là ẩn dụ kín đáo. Cái đặc biệt ở đây là ẩn dụ không toàn phần - tức là "ẩn dụ một nhưng muốn hiểu thế nào thì nửa", "bán ẩn dụ". Hai câu tiếp theo là cầu hỏi mơ hồ, đầy ẩn ý: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? "Thuyền ai" là câu hỏi dành cho ai? Tại sao lại phải "về kịp?" Sao lại nay?" Tất cả những từ, những chữ ấy đều chứa đựng những điều huyền bí, khiến cho bài thơ như có ma lực, hấp dẫn người ta không dứt.


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 6 Thực hành tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác