Thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: Tại sao người ta sử dụng tia gamma trong chụp ảnh phóng xạ cắt lớp bên trong cơ thể?...

II. Y HỌC HẠT NHÂN

Hoạt động: Thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Tại sao người ta sử dụng tia gamma trong chụp ảnh phóng xạ cắt lớp bên trong cơ thể?

2. Nêu vai trò của y học hạt nhân trong đời sống.

3. Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và cơ hội phát triển của y học hạt nhân.


1. Người ta sử dụng tia gamma trong chụp ảnh phóng xạ cắt lớp bên trong cơ thể vì: 

- Tia gamma có năng lượng cao, có thể xuyên qua cơ thể con người dễ dàng hơn so với các loại tia X khác, giúp chụp ảnh các bộ phận sâu bên trong cơ thể mà không cần phẫu thuật. 

- Hơn nữa tia gamma tương tác với các mô trong cơ thể theo cách khác nhau, tạo ra các hình ảnh chi tiết về mật độ và cấu trúc của mô từ đó giúp chẩn đoán các bệnh lí một cách chính xác hơn.

- Chụp ảnh phóng xạ cắt lớp bằng tia gamma có độ phân giải cao, giúp phát hiện các tổn thương nhỏ trong cơ thể từ đó hỗ trợ chẩn đoán sớm các bệnh ung thư và các bệnh lý khác.

- Liều lượng tia gamma sử dụng trong chụp ảnh phóng xạ cắt lớp tương đối thấp, ít gây hại cho cơ thể. Có thể chẩn đoán nhiều bệnh lí khác nhau.

2. Vai trò của y học hạt nhân trong đời sống là: 

- Chẩn đoán bệnh: chụp ảnh y học hạt nhân giúp phát hiện các bệnh lý về tim, phổi,..Chẩn đoán chức năng giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể như tim, thận, gan,… Chẩn đoán invitro là sử dụng các đồng vị phóng xạ để đánh dấu các tế bào hoặc mô để nghiên cứu y học.

- Điều trị bệnh: xạ trị (sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư); liệu pháp đồng vị phóng xạ (sử dụng các đồng vị phóng xạ để điều trị các bệnh như cường giáp, ung thư tuyến giáp,..)

- Nghiên cứu khoa học: phát triển thuốc mới, nghiên cứu sinh học và y học.

3. Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và cơ hội phát triển của y học hạt nhân như sau:

- Ưu điểm: chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, ít xâm lấn, đa dạng ứng dụng (y học hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chẩn đoán,  điều trị, nghiên cứu khoa học,…)

- Nhược điểm: chi phí rất cao, tiếp xúc với bức xạ thường xuyên gây nguy cơ tiểm ẩn dù cho liều lượng sử dụng trong y học hạt nhân thường thấp, nhu cầu về nhân lực có trình độ chuyên môn cao, cần có những thiết bị phù hợp để sử dụng các kỹ thuật y học hạt nhân.

- Cơ hội phát triển của y học hạt nhân: các tiến bộ khoa học kĩ thuật giúp nâng cao hiệu quả, an toàn và giảm chi phí của các kĩ thuật y học hạt nhân; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y học hạt nhân giúp chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm phát triển các kĩ thuật mới; đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích cũng như rủi ro của y học hạt nhân.


Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 24: Công nghiệp hạt nhân (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác