Một bóng thám không có các bộ phân chính như mô tả ở Hình 13.3: Tại sao vỏ bóng phải được làm bằng chất liệu đàn hồi?...

Câu hỏi 2: Một bóng thám không có các bộ phân chính như mô tả ở Hình 13.3.

a) Tại sao vỏ bóng phải được làm bằng chất liệu đàn hồi?

b) Tại sao để bóng bay lên, người ta phải bơm vào bóng một loại khí có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí?

c) Bóng thám không thường chỉ bay lên tới độ cao khoảng từ 30 km đến 40 km là bị vỡ. Tại sao bóng bị vỡ?


a) Vỏ bóng phải được làm bằng chất liệu đàn hồi vì: khi bơm khí vào, vỏ bóng sẽ căng ra và phình to. Chất liệu đàn hồi giúp bóng có thể co giãn theo áp suất khí bên trong. Khi khí thoát ra, vỏ bóng sẽ co lại, giữ cho bóng không bị rách.

b) Để bóng bay lên, người ta phải bơm vào bóng một loại khí có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí vì:

Các loại khí thường được sử dụng để bơm đo là hydro, heli mà Hydro là khí có khối lượng riêng nhỏ nhất, chỉ bằng 1/14 so với khối lượng riêng của không khí. Do đó, khi bơm hydro vào bóng, trọng lượng của quả bóng sẽ giảm đi đáng kể, khiến nó dễ dàng bay lên hơn.

- Lực đẩy Archimedes: Đối với quả bóng bay, nó được xem như một vật rỗng nhúng trong chất lỏng là không khí. Khi bơm khí có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí vào trong bóng, trọng lượng của khí bên trong bóng sẽ nhỏ hơn trọng lượng của không khí bị bóng chiếm chỗ. Do đó, quả bóng sẽ chịu một lực đẩy hướng lên, khiến nó bay lên. 

c) Vì do áp suất khí quyển: Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm. Khi độ cao đạt đến khoảng 30 - 40 km, áp suất khí quyển chỉ còn khoảng 1% so với áp suất ở mực nước biển. Áp suất bên trong quả bóng thám không được giữ cố định, nó sẽ giảm dần theo áp suất khí quyển bên ngoài. Khi áp suất bên ngoài giảm quá thấp, áp suất bên trong quả bóng sẽ không đủ để chống lại lực căng của vỏ bóng, dẫn đến việc vỏ bóng bị vỡ.


Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Ôn tập chương 2: Khí lí tưởng (P3)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác