Liệt kê vào bảng sau các hành động, lời nói của ông Typn; từ đó nêu nhận xét về tính cách cũng như quan niệm của nhân vật này đối với việc “cải cách trang phục” nói riêng và “cải cách xã hội” nói chung

Câu 4: Liệt kê vào bảng sau các hành động, lời nói của ông Typn; từ đó nêu nhận xét về tính cách cũng như quan niệm của nhân vật này đối với việc “cải cách trang phục” nói riêng và “cải cách xã hội” nói chung (làm vào vở):

Ứng xử của ông TypnLời nóiHành động
Với Xuân  
Với bà Typn  


Ứng xử của ông Typn

Lời nói

Hành động

Với Xuân

- Anh không hiểu thì phải cố mà hiểu…thêm một người tiến bộ.

- Lạm quyền! Lạm quyền! Đấy là…. Anh ra đây.

- Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Anh đọc thật to lên!

- Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Đọc cho quen mồm đi!

- Tôi bắt được quả tang anh… liệu cái thần hồn!

- Xuân bị lôi đến trước một chiếc ma-nơ-canh

- …quay lại chỉ vào mặt Xuân

Với bà Typn 

- Ôi! Phong hóa suy đồi!

- Biết rồi! Biết rồi… Câm đi! Thối chưa?

- Câm đi, đồ ngu!...như người khác được!

- Rõ là khốn! Tưởng bở! Đòi này mốt này, mai mốt khác để làm túi cơm giá áo à? […] Đừng có học đòi! Đừng có lãng mạn!

- Mau! Đi về ngay! Về vởi cái quần trắng ra ngay! Không có mà không vợ, không chồng gì nữa đâu.

- Sau cùng thì ông lôi lấy tay vợ ông, kéo xềnh xệch ra cửa, hầm hầm gắt mắng

=> Nhận xét: Qua những chi tiết trên, ta có thế thấy, ông Typn là một kẻ đầy mâu thuẫn. Bề ngoài, ông ta tự cho mình là kẻ đã góp công trong việc giúp đất nước tiến hành Âu hóa, cải cách xã hội. Ông ta thiết kế ra một đống những trang phục mà nhiều người cho là lố lăng. Nhưng bản chất thật sâu trong ông ta lại không đồng ý với điều mà mình đang làm. Bằng chứng là việc, ông ta không cho vợ mình mặc những bộ trang phục mình thiết kế, những thứ mà ông ta vẫn luôn tự hào gọi là canh tân. Trong suy nghĩ của ông ta, gia đình và xã hội là hai khái niệm khác nhau, ông ta có thể Âu hóa, cải cách với xã hội, nhưng trong gia đình ông ta thì không. Đó chính là sự xung đột giữa đổi mới và bảo thủ, giữa các xu hướng hiện đại hóa và gìn giữ truyền thống.


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 7 Văn bản 1: Hai quan niệm về gia đình và xã hội (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác