Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Tự tình (bài 2)

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu 1: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Tự tình (bài 2)


Giá trị nội dung

- Thể hiện tâm trạng buồn tủi, phẫn uất của người phụ nữ trước số phận:

  • Nỗi buồn tủi trước cuộc sống tù túng, không lối thoát, bi kịch tình yêu gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

  • Nỗi phẫn uất trước xã hội phong kiến bất công, bó buộc người phụ nữ.

  • Khát vọng về một cuộc sống tự do, hạnh phúc.

- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ:

  • Mạnh mẽ, dám chống lại số phận.

  • Nết na, thùy mị, giàu lòng ước mơ.

  • Khao khát tự do, hạnh phúc.

Giá trị nghệ thuật

Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt.

Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc…

- Giọng thơ chua xót, bi ai gây xúc động cho người đọc, khơi gợi lòng thương cảm cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 3 Văn bản 3: Tự tình (bài 2) (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác