Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: - Tác giả quan sát được những đặc điểm ngoại hình nào của bà khi bà chải tóc và bà cười?
Câu 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- Tác giả quan sát được những đặc điểm ngoại hình nào của bà khi bà chải tóc và bà cười? Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng từ ngữ, hình ảnh nào?
- Giọng nói của bà được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
- Tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho bà của mình thể hiện qua lời tả như thế nào?
- Qua đoạn văn, em học được những gì về cách viết bài văn tả người?
a. - Các đặc điểm của bé Bông được miêu tả:
+ Khuôn mặt em bầu bĩnh, hai má phúng phính, căng mịn khiến ai nhìn cũng muốn nựng.
+ Đôi mắt tròn xoe, lúc nào cũng long lanh.
+ Môi em đỏ hồng, chúm chím như nụ hoa đào.
+ Mái tóc mềm, đen nhánh được tết thành hai bím nhỏ, lắc lư theo nhịp bước.
+ Làn da trắng hồng
- Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn nói về đặc điểm nổi bật về ngoại hình của bé Bông. Nhìn tổng quan, bé Bông dễ thương và trắng trẻo, hệt như một em búp bê.
b. * Tác giả quan sát được những đặc điểm của bà:
- Khi bà chải tóc:
+ Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối.
+ Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.
- Khi bà mỉm cười:
+ Hai con ngươi sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả.
+ Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
+ Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
* Từ ngữ miêu tả giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông
* Từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho bà:
- Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống.
- Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
=> Để viết một bài văn tả người hay và ấn tượng, việc lựa chọn và sử dụng chi tiết một cách khéo léo, kết hợp với việc áp dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ và thể hiện cảm xúc, là rất quan trọng.
Bình luận