Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng tiếng Việt 5 ctst bài 4: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách thay thế từ ngữ
III. VẬN DỤNG (02 CÂU)
Câu 1: Mỗi từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.
Câu 2: Khi thay thế từ ngữ, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Câu 1:
Phép thế được sử dụng trong trường hợp trên được biểu hiện như sau
- Từ anh (ở câu 2) thay cho Hai Long (ờ câu 1)
- Từ người liên lạc (câu 4) thay cho người đặt hộp thư (câu 2)
- Từ anh (câu 4) thay cho Hai Long (câu 1)
- Từ đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4)
à Cách thay thế có tác dụng: Tránh lặp lại từ ngữ, lời văn trôi chảy hơn. Đồng thời việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.
Câu 2:
Khi thay thế từ ngữ, chúng ta cần lưu ý:
- Từ thay thế phải có nghĩa tương tự hoặc gần giống với từ gốc.
- Từ thay thế phải phù hợp với ngữ cảnh của câu.
- Tránh dùng quá nhiều từ thay thế trong một câu hoặc một đoạn văn.
Bình luận