Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Sinh học 12 ctst bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây: 

- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu;

- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu. Tìm kiểu gen của cây (P)

Câu 2: Ở cừu, gen A nằm trên NST thường quy định có sừng, a quy định không sừng, kiểu gen Aa biển hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1. Nếu cho cac cừu cái F1 giao phối với cừu đực không sừng, xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con.

Câu 3: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ dị hợp tự thụ phấn, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ ở F1 đem tự thụ phấn. Xác suất để đời con xuất hiện cây hoa trắng là bao nhiêu?


Câu 1:

Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR chỉ có 1 loại gtử abR mà thu được các cây lai có 50% có cây hạt có màu nên P phải cho giao tử AB- với tỉ lệ 0,5 (dị hợp 1 cặp gen). (1) 

Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr chỉ có 1 loại giao tử aBr mà cây lai có 25% (1/4) số cây hạt có màu . ⟶ Kiểu gen P phải cho giao tử A – R với tỉ lệ = 0,25 (dị hợp 2 cặp gen). (2) 

Từ 1 và 2 ⟹ P có KG AaBBRr.

Câu 2: 

P. Cừu đực không sừng (aa) x (AA) cừu cái có sừng 

F1: Aa 

Cừu cái F1 giao phối với cừu đực không sừng 

♀Aa x ♂aa → Ở đời con có 1 Aa , 1aa. 

Ở giới cái có 100% có không sừng, ở giới đực có 50% số con có sừng, 50% số con không sừng. Vì tỉ lệ đực : cái = 1: 1 nên tỉ lệ kiểu hình của tất cả đời con là 50 có sừng : 150 không sừng = 25% có sừng : 75% không sừng

Câu 3: 

Kiểu gen của cây hoa đỏ dị hợp: Aa.

Sơ đồ lai F1: Aa x Aa → 1AA: 2Aa: 1aa.

Phân tích:

- Để đời con xuất hiện cây hoa trắng (aa), cây hoa đỏ ở F1 mà ta chọn phải có kiểu gen Aa.

- Xác suất chọn được cây Aa từ F1 là 2/3.

- Khi lai cây Aa với chính nó, xác suất xuất hiện cây hoa trắng (aa) ở đời con là 1/4.

Kết luận: Xác suất để đời con xuất hiện cây hoa trắng là: 2/3 x 1/4 = 1/6.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác