Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao ngữ văn 12 cd bài 6: Thực hành tiếng Việt biện pháp tu từ nói mỉa

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Phân tích tác dụng của biện pháp nói mỉa trong những câu ca dao dưới đây:

“Làm trai cho đáng nên trai

Một trăm mâm cỗ chẳng sai đám nào”

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ nói mỉa và phân tích hiệu quả của nó ở từng trường hợp sau đây: “.Công chúng luôn luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái có hàng triệu con voi.”   (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ nói mỉa và phân tích hiệu quả của nó ở từng trường hợp sau đây: 

Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu […] Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó thành hình hai cái dấu chua nghĩa (…)

                                                         (Nguyễn Công Hoan, Đồng hào có ma)


Câu 1: 

Câu ca dao nhằm mỉa mai châm biếm thói tham ăn, thích tụ tập ăn nhậu của những người con trai thiếu ý chí, không thích làm việc mà thích ăn uống hưởng thụ. Phê phán thói trọng nam khinh nữ của người xưa, khiến cho người con trai luôn được hưởng những ưu đãi, được coi như ông hoàng trong gia đình, còn người phụ nữ thì chịu nhiều vất vả thiệt thòi.

Câu 2: 

Công chúng luôn luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái có hàng triệu con voi. => mỉa mai sự lố bịch của ông vua.

Câu 3: 

Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu […] Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó thành hình hai cái dấu chua nghĩa (…) => Mỉa mai cái thói ra vẻ, tạo nét của ông quan lớn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác