Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 kntt bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Trình bày nội dung chính của văn bản Đàn T'rưng - Tiếng ca đại ngàn
Câu 2: Trình bày bố cục của văn bản Đàn T'rưng - Tiếng ca đại ngàn
Câu 3: Tiếng đàn t'rưng trong rừng khuya có tác dụng gì?
Câu 4: Theo bài đọc, tiếng đàn t'rưng gắn liền với điệu gì?
Câu 1:
Nội dung chính của văn bản Đàn T'rưng - Tiếng ca đại ngàn:
Đàn t'rưng mang trong nó nhiệm vụ cao cả, lí tưởng tồn tại và đồng hành cùng người dân Tây Nguyên chung thuỷ, luôn luôn; là niềm thương nỗi nhớ, là động lực cổ vũ lớn lao, hiệu quả
Câu 2:
Văn bản Tiếng đàn t’rưng – tiếng đại ngàn gồm 5 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “hoang vu”: Giới thiệu về tiếng đàn t’rưng.
- Phần 2: Tiếp theo đến “của đàn t’rưng”: Tiếng đàn t’rưng gắn bó với người dân Tây Nguyên.
- Phần 3: Tiếp theo đến “rừng khuya sương lạnh”: Tiếng đàn t’rưng bảo vệ mùa màng.
- Phần 4: Tiếp theo đến “quãng đường rừng u tịch”: Tiếng đàn t’rưng theo bước chân người dân nơi đây trên mọi nẻo đưởng.
- Phần 5: Còn lại: Tiếng đàn t’rưng trở thành niềm thương, nỗi nhớ của người dân Tây Nguyên.
Câu 3: Tiếng đàn t'rưng trong rừng khuya có tác dụng: Làm ấm lòng những chàng trai canh rẫy
Câu 4:
Theo bài đọc, tiếng đàn t'rưng gắn liền với điệu: hát ru.
=> Tiếng đàn t’rưng đã đi vào kí ức tuổi thơ của các bạn trẻ Tây Nguyên từ lúc còn được địu trên lưng mẹ.
Bình luận