Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 ctst bài 6: Vào hạ
II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)
Câu 1: Hình ảnh "nắng vàng rắc lên những cây vải hoang" gợi cho em cảm giác gì?
Câu 2: Vì sao tác giả lại sử dụng hình ảnh "đám trẻ trở về bản sau buổi học cuối cùng"?
Câu 3: Tiếng ve kêu trong bài đọc có ý nghĩa gì?
Câu 4: Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh vật mùa hè?
Câu 5: Cảm xúc của em khi đọc bài “Vào hạ” là gì?
Câu 6: Qua bài “Vào hạ”, em cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho mùa hè như thế nào?
Câu 1:
Hình ảnh "nắng vàng rắc lên những cây vải hoang" gợi lên cảm giác ấm áp, tươi sáng của mùa hè, đồng thời thể hiện sự trù phú của thiên nhiên.
Câu 2:
Tác giả lại sử dụng hình ảnh "đám trẻ trở về bản sau buổi học cuối cùng" nhằm gợi lên không khí nhộn nhịp, vui tươi của làng quê vào cuối năm học, đồng thời báo hiệu một mùa hè sôi động đang đến.
Câu 3: Tiếng ve kêu tượng trưng cho sự sống, cho sự sinh sôi nảy nở của thiên nhiên và cũng là âm thanh đặc trưng của mùa hè.
Câu 4:
Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh ("thanh âm ríu ra ríu rít của trẻ thơ làm người ta liên tưởng đến đàn chim non sắp sửa ra ràng"), nhân hóa ("tiếng ve kêu dạo đàn"),... để miêu tả cảnh vật mùa hè sinh động, hấp dẫn.
Câu 5: Khi đọc bài viết, em cảm thấy vui tươi, náo nhiệt và nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình.
Câu 6:
Qua bài “Vào hạ”, tác giả Hữu Vi đã gửi gắm tình yêu tha thiết của mình đối với mùa hè, với quê hương và cuộc sống. Đó là một tình cảm chân thành, ấm áp và gợi lên trong lòng người đọc nhiều cảm xúc.
Xem toàn bộ: Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 Chân trời bài 6: Vào hạ
Bình luận