Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 ctst bài 3: Ngàn lời sử xanh

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Vì sao tác giả gọi Hà Nội là "ngàn lời sử xanh"?

Câu 2: Hình ảnh "trang sách yêu thương" trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

Câu 3: Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả dành cho Hà Nội?

Câu 4: Hình ảnh "Hàng Ngang" gợi cho em nhớ đến điều gì?

Câu 5: Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật nào để làm nổi bật vẻ đẹp của Hà Nội? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 6: Em hiểu thế nào về câu thơ "Cùng nghe phố kể ngàn lời sử xanh"?


Câu 1: 

Tác giả gọi Hà Nội là Ngàn lời sử xnh vì Hà Nội là một thành phố có lịch sử lâu đời, chứa đựng biết bao câu chuyện, sự kiện và dấu ấn của thời gian. Mỗi con phố, mỗi ngôi nhà, mỗi cây xanh đều như những trang sử sống động, kể về quá khứ hào hùng và hiện tại tươi đẹp của Thủ đô.

Câu 2: 

Hình ảnh “trang sách yêu thương” trong bài thơ tượng trưng cho những kiến thức, văn hóa, lịch sử mà con người Hà Nội trân trọng và truyền lại cho thế hệ sau. Đó cũng là biểu tượng cho sự học hỏi, tìm tòi và khám phá không ngừng.

Câu 3: 

Đây là câu hỏi mở, HS cảm nhận theo suy nghĩ riêng. Gợi ý: Tác giả dành cho Hà Nội một tình yêu sâu sắc, tự hào và trân trọng. Qua những câu thơ, ta cảm nhận được sự gắn bó mật thiết của tác giả với mảnh đất Thủ đô, với những con người, những cảnh vật thân thuộc.

Câu 4: 

Hàng Ngang là một con phố cổ của Hà Nội, nổi tiếng với những cửa hàng truyền thống. Hình ảnh này gợi nhớ đến một Hà Nội xưa, với những nét đẹp văn hóa đặc trưng.

Câu 5: 

Bài thơ sử dụng biện pháp nhân hóa (chồi non mở mắt, nắng đơm áo mới) và so sánh (phố phường như một bức tranh) để làm cho hình ảnh trở nên sinh động, gần gũi hơn.

Câu 6: 

Đây là câu hỏi mở, HS theo cảm nhận riêng. Gợi ý: Câu thơ “Cùng nghe phố kể ngàn lời sử xanh” muốn nói rằng: mỗi con phố ở Hà Nội đều chứa đựng nhưng câu chuyện được kể lại từ ngàn xưa. Đó có thể là câu chuyện về những vị anh hùng, những sự kiện lịch sử trọng đại, những nét đẹp văn hóa truyền thống,... Tất cả đều góp phần tạo nên một Hà Nội độc đáo và đáng tự hào.Câu thơ đã nhân hóa con phố, khiến cho con phố trở thành một người bạn, một người kể chuyện. Hình ảnh này rất sinh động và gần gũi, giúp người đọc cảm thấy như mình đang được hòa mình vào cuộc sống của Hà Nội.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác