Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 ctst bài 3: Bài ca Trái Đất
II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)
Câu 1: Vì sao tác giả lại so sánh Trái Đất với "quả bóng xanh"?
Câu 2: Tiếng chim bồ câu và cánh chim hải âu tượng trưng cho điều gì? Vì sao tác giả lại nhắc đến các loài chim như bồ câu, hải âu?
Câu 3: Câu thơ "Cùng bay nào, cho Trái Đất quay" muốn gửi gắm thông điệp gì?
Câu 4: Tiếng cười trẻ thơ trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 5: Bài thơ mang lại cho em cảm xúc gì?
Câu 6: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong khổ 1 của bài thơ?
Câu 1:
So sánh Trái Đất với "quả bóng xanh" giúp ta hình dung rõ hơn về hình dáng tròn trịa của Trái Đất và màu xanh của biển cả, rừng cây bao phủ.
Câu 2:
Nhân dân Hà Nội luôn mong muốn xây dựng một Thủ đô vì hòa bình vì hòa bình là điều kiện cần thiết để đất nước phát triển, cuộc sống người dân được ổn định và hạnh phúc. Tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và tự do đối với cuộc sống trên Trái Đất.
Câu 3:
Câu thơ "Cùng bay nào, cho Trái Đất quay" muốn kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ và làm cho Trái Đất ngày càng tươi đẹp hơn.
Câu 4:
Tiếng cười trẻ thơ tượng trưng cho niềm vui, sự hồn nhiên và hy vọng vào một tương lai tươi sáng của nhân loại. Nó cũng là lời nhắc nhở chúng ta hãy giữ gìn thế giới hòa bình để tiếng cười trẻ thơ luôn vang lên.
Câu 5:
Đây là câu hỏi mở, HS cảm nhận theo suy nghĩ riêng. Gợi ý: Bài thơ mang lại cho em cảm giác yêu thương, trân trọng và muốn bảo vệ Trái Đất. Em cảm thấy vui khi biết rằng có rất nhiều người trên thế giới cũng yêu quý hành tinh của chúng ta.
Câu 6:
Biện pháp điệp từ, điệp ngữ “Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!”
Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho bài thơ; đồng thời nhấn mạnh trái đất này là của chúng ta và cần bảo vệ Trái đất.
Bình luận