Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 9 kntt bài 8: Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta (trích Phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, An-tô-ni-ô Gu-tê-rét)

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Cách tác giả nêu vấn đề ở đây là gì?

Câu 2: Nêu luận đề, luận điểm và mối quan hệ giữa?

Câu 3: Những hậu quả nào gây ảnh hưởng đến con người?

Câu 4: Những giải pháp tác giả nêu ra là gì?

Câu 5: Theo em đâu là các nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu?


Câu 1: 

- Cách nêu vấn đề: Đi trực tiếp vào vấn đề và đưa ra lời cảnh tỉnh ngay đầu tiên “Tôi đã đề nghị các bạn đến đây để nghe tiếng chuông báo động.”

Câu 2:

- Luận đề của văn bản: Biến đổi khí hậu.

- Luận điểm:

+ Chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong.

+ Vấn đề này đã được nói rất nhiều lần nhưng về phía lãnh đạo lại từ chối lắng nghe.

+ Những hậu quả của việc biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

+ Chúng ta cần thay thế bằng năng lượng sạch.

+ Đã đến lúc các nhà lãnh đạo thể hiện sự quan tâm.

=> Mối quan hệ: Các luận điểm đều liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và làm rõ luận đề. Các luận điểm đã làm rõ luận đề và thể hiện được thông điệp của văn bản.

Câu 3: 

- Những hậu quả xấu đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người:

+ Băng ở vùng biển Bắc Cực đang biến đi nhanh hơn chúng ta hình dung.

+ Nạn cháy rừng kéo dài hơn và lan đi xa hơn.

+ Các đại dương bị nhiễm acid nặng hơn…

+ Ngày càng nhiều người phải di cư khỏi quê nhà.

+ Nguồn tài nguyên đang dần teo tóp lại.

Câu 4: 

+ Phải chuyển đổi sang năng lượng sạch.

+ Các quốc gia giàu nhất phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng, đảm bảo các người bình thường nhất có thể phát triển khả năng phục hồi cần thiết.

- Người có trách nhiệm thực thi: Lãnh đạo các cơ quan ban ngành.

- Đối tượng tác động: Tất cả mọi người.

Câu 5: 

- Khí thải nhà kính: Sự gia tăng khí CO₂ và các khí nhà kính khác do hoạt động của con người, như đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí tự nhiên) cho giao thông và sản xuất điện, là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

- Phá rừng: Việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác hoặc xây dựng nhà ở làm giảm khả năng hấp thụ CO₂ của cây cối, góp phần làm tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.

- Nông nghiệp: Các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, phát thải khí methane (CH₄) và nitrous oxide (N₂O) - những khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh mẽ hơn CO₂.

- Tăng dân số: Sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên cao hơn, từ đó gia tăng lượng khí thải và áp lực lên môi trường.

- Công nghiệp hóa: Sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa đã làm tăng tiêu thụ năng lượng và phát thải khí thải, góp phần vào biến đổi khí hậu.

- Sử dụng năng lượng không bền vững: Việc sử dụng các nguồn năng lượng không tái tạo như than đá và dầu mỏ thay vì các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) cũng là một nguyên nhân quan trọng.

- Chất thải rắn: Sự gia tăng chất thải rắn, đặc biệt là từ các bãi rác, có thể phát thải khí methane khi các chất hữu cơ phân hủy.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác