Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 9 KNTT bài 5: Thực hành tiếng Việt (1)

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Cho ví dụ về câu rút gọn chủ ngữ?

Câu 2: Cho ví dụ về câu rút gọn vị ngữ?

Câu 3: Cho ví dụ về câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ?

Câu 4: Cách để sử dụng câu rút gọn hiệu quả nhất?

Câu 5: Nếu lạm dụng câu rút gọn sẽ gây hậu quả gì?


Câu 1:

A: Mấy giờ bạn đi ăn?

B: 12 giờ.

Ở đây, trong câu trả lời của B thành phần chủ ngữ đã bị rút gọn. Câu trả lời đầy đủ sẽ phải là: "tớ đi ăn lúc 12 giờ".

Câu 2:

A: Sáng nay ai là người dọn vệ sinh?

B: Tớ

Trong câu trả lời của B chỉ được giữ lại phần chủ ngữ, vị ngữ bị lược bỏ. Câu đầy đủ sẽ là: "Tớ là người dọn vệ sinh."

Câu 3:

A: Cậu thường đi ngủ lúc mấy giờ?

B: 23 giờ.

Trong câu trả lời của B ở ví dụ trên thì cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ đều bị lược bỏ, chỉ còn thành phần trạng ngữ chỉ thời gian được giữ lại. Câu đầy đủ sẽ là: "tớ thường đi ngủ lúc 23 giờ".

Câu 4:

Câu rút gọn rất dễ sử dụng nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau để phát huy tốt nhất hiệu quả của nó:

Không phải câu nào cũng có thể lựa chọn rút gọn. Phụ thuộc vào ngữ cảnh cũng như mục đích cụ thể để đưa ra quyết định có nên lược bỏ một số thành phần trong câu không và lược bỏ như thế nào cho hợp lý.

Rút gọn các thành phần trong câu nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của câu. Tránh trường hợp rút gọn mà người nghe lại không hiểu hoặc hiểu sai ý dẫn đến những hiểu lầm không cần thiết.

Câu 5:

Không nên lạm dụng việc rút gọn câu quá nhiều bởi nhiều khi sẽ khiến người nghe có cảm giác khó chịu hay không được tôn trọng. Vì vậy, bạn cần khéo léo khi thu gọn câu để câu nói mình sử dụng không trở nên cộc lốc.

Trong giao tiếp hàng ngày, bạn chỉ nên sử dụng câu rút gọn với những người có vai vế ngang hàng, người ít tuổi hơn hoặc là bạn bè cùng trang lứa. Không nên sử dụng loại câu này khi đang nói chuyện với những người lớn tuổi hơn nhủ: thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ, anh chị,... vì như vậy bị coi là thiếu tôn trọng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác