Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 9 KNTT bài 3: Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiện, Nguyễn Đình Chiểu)

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?

Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Câu 3: Mô típ của truyện là gì?

Câu 4: Phân tích về nhân vật Lục Vân Tiên?

Câu 5: Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga?


Câu 1:

– Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Câu 2:

– Xây dựng nhân vật theo 3 phương thức: hành động, cử chỉ, lời nói.

– Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. 

– Giọng điệu: thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình tiết truyện và tính cách nhân vật?

Câu 3:

- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu.

Câu 4:

- Trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân đau khổ bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành. Mọi người khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm.

- Vân Tiên chỉ có một mình, tay không. Trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đủ đầy, tiếng tăm lẫy lừng. Vân Tiên bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp.

→ dũng cảm, anh hùng, vị nghĩa vong thân (vì việc nghĩa, quên thân mình).

- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu.

→ Niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân (trong thời buổi hỗn loạn, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời).

- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai:

+ Vân Tiên: hỏi → động lòng → tìm cách an ủi → ân cần hỏi han.

+ Từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga vì biết nàng muốn đền đáp công ơn (đoạn sau còn từ chối nhận chiếc châm vàng của nàng…).

→ Hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu, (sẵn sàng giúp đỡ người khác, có lòng thương người, ngay thẳng…)

- Quan niệm về người anh hùng: Nhớ câu … anh hùng

→ thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng.

→ Với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, không coi đó là công trạng - đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.

Câu 5:

 - Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết, đáp ứng đầy đủ niềm thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.

→ Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức.

– Một con người đằm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau. Với nàng, Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy – Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Nàng coi đó là ơn trọng và áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn dù biết rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ: “Lấy chi cho phải tấm lòng cùng ngươi”. Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai hào hiệp ấy, dám liều mình để giữ trọn ân tình thuỷ chung với chàng. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác