Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 9 ctst bài 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G. G. Mac-két)

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Câu 2: Nội dung của tác phẩm là gì?

Câu 3: Luận điểm của bài đọc là gì?

Câu 4: Hệ thống có luận cứ có trong bài đọc?

Câu 5: Đâu là dẫn chứng xác định nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân?

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật tác nào được giả đã sử dụng trong bài viết để gây ấn tượng mạnh với người đọc?


Câu 1: 

* Giá trị nội dung

 - Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.

* Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, có chứng cứ cụ thể, xác thực.

- Nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.

Câu 2:

- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.

- Nhiệm vụ của con người: ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Câu 3: 

- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Vì vậy, đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.

Câu 4:

+) Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

 +) Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.

 +) Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.

 +) Tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hoà bình.

⇒ Luận điểm thể hiện rõ thực trạng, nguy cơ chiến tranh và thái độ, tư tưởng của tác giả, kêu gọi đấu tranh vì hoà bình. Các luận cứ mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc. 

Câu 5: 

 Xác định cụ thể về thời gian: ngày 8/8/1986.

- Đưa ra con số cụ thể: “50.000 đầu đạn hạt nhân…, mỗi người ngồi trên 4 tấn thuốc nổ”. Dẫn điển tích: “Thanh gươm Đa-mô-clét”.

- Nguy cơ hủy diệt:

+ “Tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.

+ “Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời”.

Câu 6:

+ Dùng phép so sánh: “không có một ngành khoa học nào… không có một đứa con nào…”

+ Nghệ thuật tăng cấp

=> Gây ấn tượng mạnh, thể hiện sự chính xác, tác động mạnh mẽ đến con người, phê phán những mặt trái của các phát minh khoa học.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác