Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 9 ctst bài 8: Thực hành tiếng Việt

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Khái niệm về từ Hán Việt?

Câu 2: Yếu tố Hán Việt đồng âm là gì?  Cho ví dụ cụ thể?

Câu 3: Yếu tố Hán Việt gần âm là gì? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 4: Hãy nêu một số cách để phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn?

Câu 5: Hãy cho một ví dụ cụ thể về cách dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận?


Câu 1: 

- Từ Hán Việt là những từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Về mặt âm thanh, từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm tỉ lệ cao. 

Câu 2: 

- Trong tiếng Việt hiện đại, chữ quốc ngữ là hệ thống chữ viết ghi âm nên các yếu tố đồng âm dốc Hán hầu hết được viết giống nhau. Đây là nguyên nhân dễ nảy sinh hiện tượng nhầm lẫn về nghĩa. 

Ví dụ: 

+ Bảo vệ: chăm sóc, giữ gìn

+ Bảo vật: vật quý hiếm 

Câu 3: 

- Một số yếu tố Hán Việt gần âm cũng có thể gây nhầm lẫn 

Ví dụ: 

+ tri: biết

+ trí: khả năng nhận thức, hiểu biết 

Câu 4: 

- Dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận

- Tra cứu từ điển 

Câu 5: 

- Di cư và di sản đều có yếu tố đồng âm di. 

+ Di cư: chuyển đến nơi khác, nước khác để sinh sống

+ Di sản: tài sản của người đã mất để lại

=> Khi hiểu được nghĩa của hai từ trên sẽ biết từ di không cùng nghĩa. Khi hiểu được như vật, ta có thể suy luận để biết di trong di cảo, do động, di chứng, di dân, di truyền,...thuộc về nghĩa nào. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác