Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 9 ctst bài 10: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Hàn Mặc Tử

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể loại nào? Nêu bố cục bài thơ

Câu 3: Nêu xuất xứ và phương thức biểu đạt của bài thơ

Câu 4: Nội dung chính của bài thơ là gì?

Câu 5: Trình bày đặc điểm của nghệ thuật của bài thơ


Câu 1:

- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, là nhà thơ có những đóng góp mới mẻ cho phong trào Thơ mới (1932 – 1945).

- Chế Lan Viên từng nhận xét về vai trò khó thay thế của ông trong phong trào Thơ mới: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà, rực rỡ của mình. - Các tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử gồm: Gái quê (thơ, 1936); Đau thương (Thơ Điên, thơ, 1938); Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ, 1939); Quần tiên hội (kịch thơ, 1940); Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi, 1940).

Câu 2: 

Thể loại: thơ thất ngôn 

Bố cục chia 3 phần: 

- Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân 

- Khổ 2,3: Tình xuân 

- Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách.

Câu 3: 

- Bài thơ được in trong Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 1988 - Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

Câu 4:

Nội dung của bài thơ: 

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp..

Câu 5: 

Đặc điểm nghệ thuật: 

- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu 

- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc

- Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình


Bình luận

Giải bài tập những môn khác