Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 12 ctst bài 3: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ và văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên? 

Câu 2: Em hãy xác định bố cục của văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Câu 3: Em hãy xác định chủ đề của văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Câu 4: Em hãy tóm tắt văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.


Câu 1: 

Tên: Nguyễn Dữ. Năm sinh – năm mất: Chưa rõ. Quê quán: Hải Dương. Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI từng là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thời kì này chế độ nhà Hậu Lê đã lâm vào khủng hoảng các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, loạn lạc triền miên.

Truyền kì mạn lục là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán được đánh giá là “Thiên cổ kì bút”. Truyện Kì mạn lục ra đời nửa đầu thế kỉ XVI bao gồm có 20 câu chuyện. Là tiếng nói phê phán hiện thực. Cảm thông bênh vực những con người nhỏ bé với số phận bi thảm, đặc biệt là người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc lứa đôi.…

Câu 2: 

- Bố cục: Gồm có 4 phần:

Phần 1: Từ đầu đến không cần gì cả: Giới thiệu hành động nhân vật Ngô Tử Văn và hành động dũng cảm đốt đền.

Phần 2: Tiếp theo đến khó lòng thoát nạn: Cuộc “gặp” giữa Tử Văn và tên tướng giặc họ Thôi và Thổ Công.

Phần 3: Tiếp theo đến sai lính đưa Tử Văn về: Hành động cứng cỏi, kiên quyết đấu tranh vạch mặt gian tà của Tử Văn đã chiến thắng cái xấu, cái ác.

Phần 4: Còn lại: Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên và lời bình của tác giả.

- Chủ đề tác phẩm: Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn. Một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

Câu 3:

Chủ đề tác phẩm: Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn. Một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

Câu 4: 

Ngô Tử Văn, người gốc Lạng Giang, nổi tiếng với phẩm cách khảng khái và chính trực, không thể chấp nhận việc tên tướng giặc bại trận làm hại dân và gây rối, nên đã quyết định đốt đền của hắn. Tên tướng giặc ác độc đã đe dọa và kiện Tử Văn ở âm phủ. Được thổ thần chỉ điểm về tội ác của tên tướng và cách đối phó, Tử Văn bị quỷ sứ đưa xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn can đảm tố cáo mọi tội lỗi của tên tướng. Diêm Vương nghi ngờ nên cử người đi xác minh tại đền Tản Viên. Sau khi quân lính trở về báo cáo, mọi thông tin đều khớp với lời Tử Văn. Cuối cùng, công lý được thực thi, tên tướng giặc và các quan chức vô trách nhiệm bị trừng phạt, thổ thần được phục chức, và Tử Văn được phép sống lại. Sau sự kiện, Tử Văn được Viên Thổ Công tiến cử làm phán sự tại đền Tản Viên. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác