Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào? Chỉ rõ những biểu hiện của phong cách hiện thực được thể hiện qua cách quan sát, miêu tả đó.

Câu hỏi 4: Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào? Chỉ rõ những biểu hiện của phong cách hiện thực được thể hiện qua cách quan sát, miêu tả đó.


- Cảnh cất đám: Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ. Riêng Tuyết thì buồn bã vì không thấy Xuân đến phúng viếng. Ngoài những người trong gia đình, cảnh cất đám có sự xuất hiện của cảnh sát Min Đơ và Min Toa “sung sướng cực điểm” vì có việc làm, bạn bè cụ cố Hồng có dịp khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương một cách lố bịch, kệch cỡm, đám trai thanh gái lịch: có dịp hẹn hò tình tứ, “chim chuột nhau” => sự giả tạo, thiếu văn hóa, sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng vênh váo”

- Cảnh đưa đám: Bề ngoài đám tang được tổ chức long trọng nhưng chẳng khác nào đám rước nhố nhăng, hổ lốn: có đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây, kèn Ta, kèn Tàu, vòng hoa, câu đối….; người đưa tang rất đông nhưng chẳng ai thương xót cho người quá cố.  

- Cảnh hạ huyệt: Cậu Tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa, cụ cố Hồng cũng ho, khóc, mếu, khạc... Ông Phán thì oặt người, khóc ngất đi “Hứt, hứt, hứt” nhưng không quên diễn việc làm ăn bí mật với Xuân: dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp làm tư.

=> Từ đó ta thấy được ngòi bút trào phúng bậc thầy của tác giả, tình huống truyện được xây dựng độc đáo, phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,…Nghệ thuật miêu tả nhân vật biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết.


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 7 văn bản 1: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác