Tắt QC

Trắc nghiệm TKCN 10 cánh diều bài 12 Hình chiếu phối cảnh

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Thiết kế công nghệ 10 bài12 Hình chiếu phối cảnh - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là loại hình chiếu phối cảnh?

  • A. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.
  • B. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 2: Bước 3 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

  • A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
  • B. Vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
  • C.Vẽ đường chân trời.
  • D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 3:  Có bao nhiêu bước vẽ hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ:

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 4: Bước 2 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

  • A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
  • B. Chọn điểm tụ.
  • C.Vẽ đường chân trời.
  • D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 5: Bước 4 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

  • A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
  • B. Vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
  • C. Hoàn thiện hình.
  • D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 6: Khái niệm hình chiếu phối cảnh:

  • A. Là hình biểu diễn hai chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
  • B. Là hình biểu diễn đồng thời cả ba chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
  • C. Là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm với tâm chiếu là điểm nhìn, mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng thẳng đứng được gọi là mặt tranh.
  • D. Đáp án khác.

Câu 7: Bước 1 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

  • A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
  • B. Chọn điểm tụ.
  • C.Vẽ đường chân trời.
  • D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 8:  Khái niệm hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

  • A. Hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
  • B. Nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
  • C. Nhận được khi mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể.
  • D. Đáp án khác.

Câu 9: Đặc điểm cơ bản của hình chiếu phối cảnh:

  • A. Tạo cho người xem cảm giác về khoảng cách xa gần giống như khi quan sát trong thực tế.
  • B. Tạo cho người xem cảm giác về khoảng cách giữa các vật thể được thu nhỏ.
  • C. Tạo cho người xem cảm giác các vật thể được phóng to so với thực tế.
  • D. Đáp án khác.

Câu 10: Bước 5 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

  • A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
  • B. Vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
  • C. Hoàn thiện hình.
  • D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 11: Các bước vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

  • A. 3 bước.
  • B. 4 bước.
  • C. 5 bước.
  • D. 6 bước.

Câu 12: Hình chiếu phối cảnh thường được dùng để biểu diễn:

  • A. Nhà cửa.
  • B. Đê đập.
  • C. Cầu đường.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 13: Khái niệm hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ:

  • A. Hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
  • B. Nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
  • C. Nhận được khi mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể.
  • D. Đáp án khác.

Câu 14: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu:

  • A. Song song
  • B. Vuông góc
  • C. Xuyên tâm
  • D. Bất kì

Câu 15: Hình chiếu phối cảnh có mấy loại thường gặp?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác