Trắc nghiệm TKCN 10 cánh diều bài 11 Hình chiếu trục đo
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Thiết kế công nghệ 10 bài 11 Hình chiếu trục đo - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bước 2 của vẽ hình chiếu trục đo của vật thể là:
A. Vẽ hình chiếu trục do của hình hộp bao ngoài vật thể có kích thước: dài a, rộng b và cao c đặt lên ba trục đo theo hệ số biến dạng của chúng.
- B. Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể. Từ các hình chiếu vuông góc đã cho, phác họa hình dáng không gian của vật thể.
- C. Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm các cạnh thấy.
- D. Vẽ các thành phần của vật thể.
Câu 2: Để vẽ hình chiếu trục đo của các đường tròn nằm trên mặt phẳng song song với các mặt tọa độ, ta sử dụng dụng cụ:
- A. Thước e-ke.
- B. Thước parabol.
C. Thước elip.
- D. Thước hypebol.
Câu 3: Khái niệm hệ số biến dạng:
- A. Tỉ số độ dài hình chiếu một đoạn thẳng song song hoặc nằm trên trục tọa độ với độ dài thực tế của đoạn thẳng.
- B. Tỉ số độ dài hình chiếu một đoạn thẳng song song với độ dài thực tế của đoạn thẳng.
C. Tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục tọa độ với độ dài thực tế của đoạn thẳng.
- D. Đáp án khác.
Câu 4: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể gồm mấy bước?
- A. 2.
- B. 3.
C. 4.
- D. 5.
Câu 5: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:
- A. p = q = r = 0,5
- B. Ba hệ số biến dạng khác nhau
C. Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
- D. Phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
Câu 6: Các trục đo biểu thị:
- A. Biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt.
- B. Hình chiếu vuông góc với mặt phẳng cắt.
- C. Hình chiếu của các trục tọa độ.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 7: Khái niệm hình chiếu trục đo:
- A. Là hình biểu diễn hai chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
B. Là hình biểu diễn đồng thời cả ba chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
- C. Là hình được xây dựng bẳng phép chiếu song song.
- D. Đáp án khác.
Câu 8: Bước 1 của vẽ hình chiếu trục đo của vật thể là:
- A. Vẽ hình chiếu trục do của hình hộp bao ngoài vật thể có kích thước: dài a, rộng b và cao c đặt lên ba trục đo theo hệ số biến dạng của chúng.
B. Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể. Từ các hình chiếu vuông góc đã cho, phác họa hình dáng không gian của vật thể.
- C. Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm các cạnh thấy.
- D. Vẽ các thành phần của vật thể.
Câu 9: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn:
- A. 2 chiều vật thể
B. 3 chiều vật thể
- C. 4 chiều vật thể
- D. 1 chiều vật thể
Câu 10: Hình chiếu trục đo được xây dựng bằng phép chiếu?
A. Song song
- B. Vuông góc
- C. Xuyên tâm
- D. Bất kì
Câu 11: Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo vuông góc đều là:
- A. p = q = 0,5; r = 1
B. p = r = q = 1
- C. p = q = 1; r = 0,5
- D. q = r = 1; p = 0,5
Câu 12: Hình chiếu trục đo có mấy thông số cơ bản?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 13: Các trục tọa độ Oxyz gắn với vật thể theo các chiều nào?
- A. Chiều rộng.
- B. Chiều dài.
- C. Chiều cao.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 14: Vẽ hình chiếu trục đo được chia thành mấy bước vẽ.
- A. 2.
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 15: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có:
- A. P = r = q = 1
- B. P = r = 0,5, q = 1
- C. P = r ≠ q
D. P = r = 1, q = 0,5
Xem toàn bộ: Giải bài 11 Hình chiếu trục đo
Bình luận