Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 9 kết nối Ôn tập chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 9 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Môi trường kinh doanh toàn cầu được tạo ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công nghiệp 4.0. Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong thời đại này đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành. Em hãy tìm hiểu thông tin trên Internet và cho biết công nghệ nào cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ thông tin nhờ vào các nhà cung cấp như Facebook, Office 365, YouTube,…?

  • A. Trí tuệ nhân tạo (AI).
  • B. Điện toán đám mây (Cloud Computing).
  • C. Khai phá dữ liệu (Data Mining).
  • D. Internet vạn vật (Internet of Things).

Câu 2: Hành vi nào sau đây là thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số?

  • A. Dùng từ ngữ phản cảm khi bình luận trên các diễn đàn, mạng xã hội.
  • B. Sử dụng phần mềm không có bản quyền.
  • C. Làm lộ thông tin cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng xấu.
  • D. Sử dụng dữ liệu của người khác mà không xin phép.

Câu 3: Văn bản nào quy định chi tiết việc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin?

  • A. Luật An ninh mạng.
  • B. Luật An toàn thông tin.
  • C. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
  • D. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11.

Câu 4: Tự ý đăng địa chỉ nhà của người khác là

  • A. hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản, đánh bạc,... 
  • B. hành vi vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức.
  • C. hành vi vi phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
  • D. hành vi vi phạm đến việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng.

Câu 5: Buôn bán động vật quý hiếm là 

  • A. hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm hoặc phân biệt đối xử về tôn giáo, về giới, về chủng tộc, về vùng miền,…
  • B. hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản, đánh bạc,...
  • C. hành vi vi phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
  • D. hành vi tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ không phù hợp quy định của pháp luật, trái với thuần phong mĩ tục, lối sống văn minh.

Câu 6: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số?

  • A. Quảng cáo, buôn bán hàng hoá cấm.
  • B. Gửi tin nhắn rác với mục đích quảng cáo.
  • C. Sử dụng phần mềm có bản quyền.
  • D. Quấy rối, kêu gọi tẩy chay.

Câu 7: Một ví dụ về hành vi thiếu văn hóa trong môi trường số là gì?

  • A. Tham gia các cuộc trò chuyện trực tuyến và tôn trọng ý kiến của người khác
  • B. Gửi tin nhắn đe dọa hoặc xúc phạm người khác trên mạng xã hội
  • C. Chia sẻ thông tin hữu ích và có giá trị cho cộng đồng
  • D. Cập nhật các thông tin chính thống từ các nguồn uy tín

Câu 8: Việc sao chép trái phép phần mềm và sử dụng mà không có giấy phép là hành vi:

  • A. Không có hậu quả pháp lý và đạo đức
  • B. Vi phạm pháp luật về bản quyền và đạo đức nghề nghiệp
  • C. Được cho phép nếu phần mềm đó có giá trị thấp
  • D. Chỉ là hành vi không văn minh, không ảnh hưởng đến xã hội

Câu 9: Việc phát tán thông tin giả mạo về một người có thể gây ra hậu quả nào?

  • A. Chỉ làm xấu đi hình ảnh của người bị hại
  • B. Không có hậu quả gì nếu người bị hại không biết
  • C. Làm tổn thương danh tiếng, sự nghiệp của người bị hại và có thể bị xử lý pháp lý
  • D. Làm cho người bị hại trở nên nổi tiếng

Câu 10: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc thiếu văn hoá trong giao tiếp trực tuyến?

  • A. Tôn trọng ý kiến của người khác trong các cuộc thảo luận trực tuyến
  • B. Sử dụng ngôn ngữ lịch sự và tế nhị khi tranh luận
  • C. Lăng mạ, xúc phạm người khác trong các cuộc trò chuyện trực tuyến
  • D. Trả lời một cách tế nhị và xây dựng trong các nhóm trò chuyện

Câu 11: Khi tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến, việc sử dụng ngôn ngữ thô tục, lăng mạ người khác có thể gây ra những hậu quả gì?

  • A. Tạo ra một môi trường giao tiếp không lành mạnh và gây tổn thương tâm lý cho người bị xúc phạm
  • B. Làm tăng tính tương tác của bài viết
  • C. Không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không có ai chú ý
  • D. Giúp bạn nổi bật trong cộng đồng trực tuyến

Câu 12: Khi tham gia vào các hoạt động trực tuyến, bạn cần có thái độ như thế nào để không vi phạm đạo đức và pháp luật?

  • A. Luôn tôn trọng người khác, giữ thái độ tích cực và tuân thủ các quy định pháp lý
  • B. Chỉ cần làm theo sở thích cá nhân mà không quan tâm đến quy tắc
  • C. Chỉ sử dụng Internet để giải trí và không quan tâm đến các vấn đề xã hội
  • D. Hành động nhanh chóng và không cần kiểm tra thông tin trước khi chia sẻ

Câu 13: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến quyền riêng tư như thế nào?

  • A. Gây mất ngủ.
  • B. Ít giao tiếp.
  • C. Thông tin cá nhân có thể bị rò rỉ và sử dụng bất hợp pháp.
  • D. Gây nghiện Internet.

Câu 14: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?

  • A. Nguy cơ thất nghiệp tăng.
  • B. Tổn hại thị lực.
  • C. Giúp tiết kiệm thời gian di chuyển.
  • D. Tạo ra rác thải điện tử.

Câu 15: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến xã hội như thế nào?

  • A. Thúc đẩy các nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kinh tế tri thức.
  • B. Hạn chế những ý tưởng sáng tạo do thói quen tìm kiếm trên Google.
  • C. Khiến cho một bộ phận người dân yếu thế như người già, người khuyết tật ngày càng tụt hậu.
  • D. Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, ung thư và béo phì do ít vận động.

Câu 16: Phương án nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của công nghệ số đến đời sống con người?

  • A. Thông tin cá nhân bị rò rỉ và sử dụng bất hợp pháp.
  • B. Cung cấp các công cụ giáo dục tiên tiến.
  • C. Thiết bị số nhanh chóng trở nên lỗi thời.
  • D. Người dân ở các vùng khó khăn ngày càng tụt hậu.

Câu 17: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến sức khoẻ thể chất của con người như thế nào?

  • A. Gây ra bệnh khô mắt và giảm thị lực.
  • B. Những mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng.
  • C. Dễ có những cảm xúc tiêu cực.
  • D. Cổ xuý lối sống thiếu đạo đức.

Câu 18: Công nghệ kĩ thuật số giúp tạo ra một nền giáo dục hiện đại và tiên tiến như thế nào?

  • A. Cải thiện quy trình tuyển dụng, thu thập và phân tích dữ liệu kinh doanh chính xác hơn.
  • B. Các nguồn tài nguyên trực tuyến không giới hạn phục vụ cho việc nghiên cứu.
  • C. Tạo điều kiện cho việc mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến.
  • D. Tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

Câu 19: Ví dụ về việc con người quá lệ thuộc vào công nghệ kĩ thuật số để giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống là

  • A. Việc lộ thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị mất tiền trong tài khoản.
  • B. Lừa đảo qua mạng.
  • C. Học sinh lười suy nghĩ, nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà.
  • D. Gia tăng ô nhiễm môi trường.

Câu 20: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của con người như thế nào?

  • A. Gây ra các vấn đề về cột sống.
  • B. Suy giảm sự sáng tạo.
  • C. Thách thức về an ninh dữ liệu.
  • D. Nguy cơ trầm cảm và lo lắng.

Câu 21: Việc lộ thông tin cá nhân trên Internet dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Giảm kết nối, tương tác trực tiếp giữa người với người.
  • B. Tài khoản bị mạo danh.
  • C. Thay đổi thói quen sinh hoạt.
  • D. Hình thành thói quen thích được chú ý.

Câu 22: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với con người?

  • A. Hạn chế hoặc tái sử dụng túi ni lông và vật dụng làm từ nhựa.
  • B. Ăn uống lành mạnh.
  • C. Dành nhiều thời gian để sinh hoạt chung với gia đình, chơi thể thao,…
  • D. Nằm khi dùng điện thoại.

Câu 23: Phương án nào sau đây là ứng dụng hỗ trợ và phổ biến tệ nạn trên mạng?

  • A. Internet Banking.
  • B. Mua sắm trực tuyến.
  • C. Học online.
  • D. Tổ chức đánh bạc trực tuyến.

Câu 24: Biện pháp nào giúp bảo vệ trẻ em khỏi các tác động tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số?

  • A. Cho trẻ em sử dụng thiết bị điện tử càng lâu càng tốt để làm quen với công nghệ.
  • B. Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị và kiểm soát nội dung mà trẻ tiếp xúc.
  • C. Không giám sát hoặc hướng dẫn việc sử dụng công nghệ của trẻ.
  • D. Khuyến khích trẻ sử dụng công nghệ mà không có sự giám sát của phụ huynh.

Câu 25: Để giảm thiểu việc lệ thuộc vào công nghệ, một biện pháp hiệu quả là gì?

  • A. Tăng cường sử dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
  • B. Thực hành kỹ năng sống và tương tác trực tiếp với môi trường xung quanh.
  • C. Phớt lờ các tác động của công nghệ và sống phụ thuộc vào nó.
  • D. Hạn chế giao tiếp và kết nối với người khác thông qua công nghệ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác