Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 9 kết nối bài 11a: Sử dụng hàm SUMIIF (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 9 kết nối tri thức bài 11a: Sử dụng hàm SUMIIF (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công thức chung của hàm SUMIF là

  • A. =SUMIF(criteria, [sum_range], range).
  • B. =SUMIF(range, [sum_range], criteria).
  • C. =SUMIF(range, criteria, [sum_range]).
  • D. =SUMIF(criteria, range, [sum_range]). 

Câu 2: Hàm nào trong Excel dùng để tính tổng giá trị của những ô thoả mãn một điều kiện nào đó?

  • A. SUM.
  • B. COUNTIF.
  • C. IF.
  • D. SUMIF.

Câu 3: Trong công thức chung của SUMIF, tham số criteria có ý nghĩa gì?

  • A. Phạm vi chứa các giá trị cần kiểm tra hoặc tính tổng các giá trị nếu không có tham số range.
  • B. Điều kiện kiểm tra.
  • C. Phạm vi chứa các giá trị cần tính tổng, nếu sum_range bị bỏ qua thì tính tổng các ô trong tham số range thoả mãn điều kiện.
  • D. Phạm vi chứa các giá trị cần kiểm tra hoặc tính tổng các giá trị nếu không có tham số sum_range.

Câu 4: Trong công thức chung của SUMIF, tham số sum_range có ý nghĩa gì?

  • A. Phạm vi chứa các giá trị cần tính tổng, nếu sum_range bị bỏ qua thì tính tổng các ô trong tham số range thoả mãn điều kiện.
  • B. Phạm vi chứa các giá trị cần kiểm tra hoặc tính tổng các giá trị nếu không có tham số range.
  • C. Phạm vi chứa các giá trị cần kiểm tra hoặc tính tổng các giá trị nếu không có tham số criteria.
  • D. Điều kiện kiểm tra.

Câu 5: Trong công thức chung của SUMIF, tham số range có ý nghĩa gì?

  • A. Phạm vi chứa các giá trị cần kiểm tra hoặc tính tổng các giá trị nếu không có tham số criteria.
  • B. Điều kiện kiểm tra.
  • C. Phạm vi chứa các giá trị cần kiểm tra hoặc tính tổng các giá trị nếu không có tham số sum_range.
  • D. Phạm vi chứa các giá trị cần tính tổng, nếu range bị bỏ qua thì tính tổng các ô trong tham số sum_range thoả mãn điều kiện.

Câu 6: Công thức tính tổng các giá trị nhỏ hơn 100 trong vùng B2:B6 là

  • A. =SUM(B2:B6,“<100”).
  • B. =SUMIF(B2:B6,“<100”).
  • C. =SUMIF(B2:B6,“>100”).
  • D. =SUMIF(B2:B6,<100).

Câu 7: Công thức tính tổng các giá trị trong vùng E2:E10 với các ô tương ứng trong vùng A2:A10 có giá trị lớn hơn giá trị tại ô B6 là

  • A. =SUMIF(A2:A10,“>” & B6,E2:E10).
  • B. =SUMIF(A2:A10,“>B6”,E2:E10).
  • C. =SUMIF(A2:A10,“>” + B6,E2:E10).
  • D. =SUMIF(E2:E10,“>” & B6,A2:A10).

Quan sát hình sau đây và trả lời câu hỏi 8,9,10.

TRẮC NGHIỆM

Câu 8: Công thức cần nhập vào ô G7 là gì?

  • A. =SUMIF(B3:B10,Giải trí,D3:D10).
  • B. =COUNTIF(F2:F10,G7).
  • C. =SUMIF(B3:B10,F7,D3:D10).
  • D. =COUNTIF(B3:B10,“Giải trí”).

Câu 9: Công thức tính tổng số tiền chi cho khoản “Ở” là

  • A. =SUMIF(B3:B10,F2,D3:D10).
  • B. =SUMIF(B3:B10,Ở,D3:D10).
  • C. =SUMIF(D3:D10,F2).
  • D. =SUMIF(B3:B10,H2,D3:D10).

Câu 10: Công thức để tính giá trị ở ô H9 là

  • A. =SUMIF(B3:B10,H9,D3:D10).
  • B. =COUNTIF(B3:B10,F9).
  • C. =SUMIF(B3:B10,“Tiết kiệm”,D3:D10).
  • D. =SUMIF(D3:D10,F9,B3:B10).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác