Trắc nghiệm ôn tập Tự nhiên và xã hội 3 Kết nối tri thức giữa học kì 1 (P1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tự nhiên và xã hội 3 Kết nối tri thức giữa học kì 1 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong các đáp án dưới đây ai là người đứng đầu trong trường học?
- A. Hiệu phó.
B. Hiệu trưởng.
- C. Lớp trưởng.
- D. Giáo viên chủ nhiệm.
Câu 2: Đâu là một chiếc quạt trần nguy hiểm?
- A. Không phát ra tiếng kêu.
- B. Chạy êm.
- C. Sạch sẽ.
D. Nghiêng về một bên.
Câu 3: Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày nào?
- A. 15/10
- B. 20/10
C. 20/11
- D. 22/12
Câu 4: Ở trường, em cần lưu ý làm gì để giữ an toàn khi vui chơi?
- A. Xô đẩy nhau khi chơi cầu trượt
B. Chơi cẩn thận, không xô đẩy bạn bè
- C. Leo trèo lên bàn ghế để chơi đùa
- D. Chạy thật nhanh trên hành lang trường học
Câu 5: Khi có ngày kỉ niệm trong gia đình, em nên làm gì để thể hiện tình cảm với người thân?
A. Chuẩn bị quà hoặc lời chúc tốt đẹp
- B. Không quan tâm đến ngày đó
- C. Đòi hỏi quà từ người khác
- D. Ở trong phòng không tham gia.
Câu 6: Nhà bạn Nam có 6 người: ông nội, bà nội, bố, mẹ, Nam và em gái. Một hôm, chị gái họ của mẹ Nam tổ chức sinh nhật cho con gái và mời gia đình Nam tới dự. Nam sẽ làm gì khi tới dự bữa tiệc đó
- A. Nam vui vẻ ăn uống no say rồi đi về.
- B. Nam mang đồ chơi của mình tới chơi với các anh.
- C. Nam lên phòng chị để ngủ một giấc.
D. Nam chuẩn bị quà và thiệp mừng cho chị.
Câu 7: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự gắn kết với cộng đồng?
- A. Không quan tâm đến ai ngoài gia đình mình.
- B. Chỉ chơi với bạn thân, không kết bạn mới.
- C. Không tham gia bất kỳ hoạt động nào trong khu phố.
D. Giúp đỡ hàng xóm khi cần thiết.
Câu 8: Trong các việc làm sau, việc nào giúp giữ vệ sinh xung quanh nhà?
A. Quét dọn sân, ngõ hằng ngày
- B. Đổ rác bừa bãi ra đường
- C. Đốt rác ngay trước cửa nhà
- D. Để nước đọng trong các vật dụng ngoài trời
Câu 9: Các sự kiện trong gia đình sẽ giúp cho mọi người
A. Gắn bó, yêu thương nhau.
- B. Tranh cãi với nhau.
- C. Chia rẽ tình cảm nội bộ.
- D. Có thời gian kể các tật xấu của nhau.
Câu 10: Vì sao nên phân loại rác trước khi bỏ vào thùng?
A. Giúp dễ dàng xử lý và tái chế rác
- B. Mất thời gian, không cần thiết
- C. Làm thùng rác nhanh đầy hơn
- D. Để có nhiều rác hơn trong nhà
Câu 11: Tâm cùng với em gái đang ngủ trên phòng, bỗng nhiên Tâm ngửi thấy có mùi khói từ dưới nhà bốc lên. Nếu là Tâm, em sẽ là gì?
- A. Để em gái ngủ còn mình thì chạy xuống nhà xem.
- B. Gọi em gái dậy, dắt em xuống nhà xem.
C. Gọi em gái dậy, đưa em gái ra chỗ thoáng, gọi cho bố mẹ.
- D. Đóng kín các cửa phòng, tiếp tục nằm ngủ.
Câu 12: Giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà là việc làm của ai?
- A. Của bố mẹ.
- B. Của ông bà.
- C. Của các anh chị cán bộ.
D. Của tất cả mọi người.
Câu 13: Khi đi cầu thang ở trường, em nên làm gì?
- A. Chạy nhảy để nhanh hơn
- B. Xô đẩy bạn bè khi lên xuống
- C. Ngồi trên cầu thang để chơi
D. Đi chậm, bám vào tay vịn
Câu 14: Chất nào sau đây không dễ gây cháy nổ?
- A. Xăng
- B. Dầu hỏa
C. Nước
- D. Cồn
Câu 15: Để giữ gìn truyền thống trường lớp, học sinh cần:
A. Bảo vệ tài sản chung của trường
- B. Sử dụng đồ dùng học tập bừa bãi
- C. Xả rác khắp nơi
- D. Không tham gia hoạt động của trường
Câu 16: Khi tham gia hoạt động cộng đồng, em cần tránh điều gì?
- A. Hợp tác với mọi người.
B. Gây gổ, mất đoàn kết.
- C. Giúp đỡ người khác.
- D. Giữ vệ sinh chung.
Câu 17: Đâu không phải là địa điểm hợp lí để tổ chức hoạt động kết nối với cộng đồng?
- A. Sân trường.
- B. Nhà văn hóa.
C. Giữa lòng đường.
- D. Nhà đa năng.
Câu 18: Học sinh không được mang đồ dùng nào tới trường học?
- A. Thước kẻ.
- B. Bút chì.
C. Máy điện tử.
- D. Cặp sách.
Câu 19: Nguyên nhân nào dưới đây có thể gây ra hỏa hoạn trong nhà?
A. Đốt rác gần các vật dễ cháy (đống rơm, rạ)
- B. Sử dụng điện an toàn
- C. Tắt bếp khi không sử dụng
- D. Đặt bình cứu hỏa trong nhà
Câu 20: Trong gia đình, bố mẹ của bố được gọi là gì?
- A. Ông bà ngoại
B. Ông bà nội
- C. Cô chú
- D. Anh chị
Bình luận