Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tin học 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các công cụ định dạng văn bản của phần mềm PowerPoint 2016 nằm ở:

  • A. Nhóm lệnh Clipboard
  • B. Nhóm lệnh Slides
  • C. Nhóm lệnh Fonts
  • D. Nhóm lệnh Paragraph

Câu 2: Công cụ nào sau đây để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính?

  • A. Insert
  • B. Merge & Center
  • C. Wrap Text
  • D. Delete

Câu 3: Tổ hợp phím để thực hiện tăng hoặc giảm mức phân cấp khi ta đưa con trỏ soạn thảo về đầu dòng của mục là:

  • A. Tab hoặc Ctrl + Tab
  • B. Tab hoặc Alt + Tab
  • C. Tab hoặc Shift + Tab
  • D. Tab hoặc Backspace

Câu 4: Khi ô tính xuất hiện lỗi hiển thị ##### là do:

  • A. Độ rộng cột quá hẹp
  • B. Độ rộng hàng quá hẹp
  • C. Độ rộng cột quá lớn
  • D. Độ rộng hàng quá lớn

Câu 5: Tổ hợp phím nào sau đây có tác dụng để dán (Paste) dữ liệu:

  • A. Ctrl + C
  • B. Ctrl + V
  • C. Ctrl + X
  • D. Ctrl + Z

Câu 6: Các tham số trong hàm ngăn cách nhau bởi dấu:

  • A. Dấu chấm (.)
  • B. Dấu chấm phẩy (;)
  • C. Dấu phẩy (,)
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 7: Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu là:

  • A. Nội dung được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc.
  • B. Giúp người xem dễ dàng hiểu được bố cục nội dung, logic trình bày.
  • C. Cả A và B.
  • D. Cấu trúc phân cấp tương tự như danh sách liệt kê.

Câu 8: Cho dãy số A = {24, 28, 14, 18, 19, 12, 19}. Để tìm kiếm số 19 trong dãy theo thuật toán tìm kiếm tuần tự cần thực hiện mấy lần lặp?

  • A. 5 lần
  • B. 6 lần
  • C. 7 lần
  • D. 8 lần

Câu 9: Chỉ ra phương án sai?

Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:

  • A. Giúp công việc đơn giản hơn.
  • B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
  • C. Làm công việc trở nên phức tạp hơn.
  • D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.

Câu 10: Với thuật toán sắp xếp chọn, ở mỗi vòng lặp, ta di chuyển được mấy số về đúng thứ tự của nó trong dãy số.

  • A. 1 số
  • B. 2 số
  • C. 3 số
  • D. Tùy từng dãy số

Câu 11: Với việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, mỗi khi có sự thay đổi dữ liệu trong các ô tính thì phần mềm bảng tính sẽ tính như thế nào?

  • A. Tính theo dữ liệu cũ của ô tính đó.
  • B. Bỏ giá trị của ô tính đó.
  • C. Tính theo dữ liệu mới của ô tính đó.
  • D. Bị lỗi dữ liệu.

Câu 12: Nút lệnh TRẮC NGHIỆM dùng để:

  • A. Căn lề giữa dữ liệu trong ô tính.
  • B. Gộp khối ô tính và căn lề giữa. 
  • C. Gộp khối ô tính, căn lề giữa và định dạng kí tự.
  • D. Thiết lập xuống dòng cho dữ liệu trong ô tính. 

Câu 13: Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm một số trong dãy thẻ số, sau bước Lật thẻ thứ nhất thì ta sẽ thực hiện bước nào?

  • A. Kiểm tra: Số thẻ có đúng là số cần tìm không?
  • B. Kiểm tra: tất cả các thẻ số đã được lật?
  • C. Đầu ra: thông báo vị trí tìm thấy.
  • D. Kết thúc.

Câu 14: Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:

  • A. So sánh.
  • B. Đổi chỗ. 
  • C. So sánh và đổi chỗ.
  • D. Đổi chỗ và xoá. 

Câu 15: Sắp xếp thứ tự các bước tạo hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu sau:

1. Chọn hiệu ứng

2. Chọn Animations

3. Chọn thời điểm xuất hiện, thời lượng thực hiện hiệu ứng

4. Thay đổi thứ tự xuất hiện

5. Chọn đối tượng

  • A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5
  • B. 5 – 2 – 3 – 1 – 4
  • C. 5 – 2 – 1 – 3 – 4
  • D. 3 – 1 – 2 – 5 – 4

Câu 16: Chỉ ra phát biểu sai.

  • A. Có thể áp dụng hiệu ứng chuyển trang cho một trang trình chiếu bất kì trong bài trình chiếu.
  • B. Có thể áp dụng hiệu ứng chuyển trang có tất cả các trang trình chiếu trong bài trình chiếu. 
  • C. Có thể tạo hiệu ứng động để từng từ của đoạn văn bản xuất hiện khi trình chiếu. 
  • D. Một đối tượng đã được tạo hiệu ứng động thì không thể thay đổi kiểu hiệu ứng cho đối tượng đó. 

Câu 17: Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối của ô tính chứa công thức và các ô tính trong công thức như thế nào?

  • A. Thay đổi theo số hàng.
  • B. Không thay đổi.
  • C. Thay đổi theo tên cột.
  • D. Thay đổi theo số ô tính giữa 2 ô.

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là sai về định dạng trang tính?

  • A. Việc định dạng dữ liệu nên được thực hiện trước khi nhập dữ liệu vào trang tính.
  • B. Khi trình bày bảng tính, ta có thể thay đổi, điều chỉnh định dạng để trình bày dữ liệu hợp lí, dễ đọc. 
  • C. Phải thực hiện định dạng dữ liệu sau khi nhập xong dữ liệu vào trang tính.
  • D. Khi định dạng ô tính, ta có thể căn lề dữ liệu theo cả chiều ngang và chiều dọc. 

Câu 19: Trong các cách viết hàm dưới đây, cách viết nào là sai? 

  • A. =SUM(2,5,7).
  • B. =Sum(A3,C3:F3). 
  • C. =SuM(10,15,b2:B10). 
  • D. =sum“D2:08”.

Câu 20: Các tham số trong hàm ngăn cách nhau bởi dấu:

  • A. Dấu chấm (.)
  • B. Dấu chấm phẩy (;)
  • C. Dấu phẩy (,)
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 21: Nút lệnh nào sau đây dùng để thay đổi kí hiệu đầu mục phân cấp?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 22: Hiệu ứng động trong bài trình chiếu viết trong tiếng anh là gì?

  • A. Animation Effect.
  • B. Animation.
  • C. Information Effect.
  • D. Animal Effect.

Câu 23: Việc nào sau đây là không nên làm khi tạo bài trình chiếu?

  • A. Trong bài trình chiếu cần có trang tiêu đề.
  • B. Trong trang trình chiếu nên sử dụng thật nhiều phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ và màu chữ để thu hút sự chú ý của người xem.
  • C. Trang tiêu đề thường giới thiệu về chủ đề bài trình chiếu, tên tác giả, ngày trình bày, địa điểm trình bày, …
  • D. Sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu giúp người xem dễ dàng hiểu được bố cục nội dung, logic trình bày.

Câu 24: Phương án nào sai?

  • A. Phần mềm trình chiếu cho phép người sử dụng trình bày thông tin dưới hình thức trình chiếu.
  • B. Phần mềm trình chiếu có các hiệu ứng giúp làm cho nội dung trình bày thêm sinh động và ấn tượng.
  • C. Phần mềm trình chiếu thường được sử dụng để tạo bài trình chiếu trong các hội thảo, dạy học, tạo album với các hiệu ứng hoạt hình.
  • D. Không thể in trên giấy các tệp được tạo bởi phần mềm trình chiếu.

Câu 25: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?

  • A. Các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số, bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ, ô tính trống.
  • B. Khi sao chép hay di chuyển hàm, vị trí tương đối giữa các ô tính có địa chỉ là tham số của hàm và ô tính chứa hàm không thay đổi.
  • C. Tương tự như nhập công thức vào ô tính, ta có thể nhập hàm vào ô tính thông qua vùng nhập liệu hoặc trực tiếp tại ô tính.
  • D. Tham số của hàm có thể là các dữ liệu cụ thể, các địa chỉ ô tính, các địa chỉ khối ô tính và thường cách nhau bởi dấu chấm than.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác