Trắc nghiệm ôn tập Tin học 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để sao chép công thức em sử dụng công cụ gì sau đây:
- A. Cut
- B. Paste
- C. Format Painter
D. Copy
Câu 2: Công cụ gộp khối ô tính và căn giữa dữ liệu có tên tiếng anh là:
- A. Font
- B. Alignment
- C. Wrap Text
D. Merge & Center
Câu 3: Khi tạo bài trình chiếu, em giới thiệu chủ đề của bài ở trang nào?
A. Title Slide
- B. Content Slide
- C. Title Only
- D. Comparison
Câu 4: Cách viết hàm tìm giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm là:
- A. =SUM(số 1, số 2, …)
- B. =AVERAGE(số 1, số 2, …)
C. =MAX(số 1, số 2, …)
- D. =MIN(số 1, số 2, …)
Câu 5: Cách viết hàm trong chương trình bảng tính là:
- A. ()
B. = ()
- C. := ()
- D. = ()
Câu 6: Để tạo một trang chiếu mới em sử dụng công cụ gì?
- A. File > New
- B. File > Open
C. Home > New Slide
- D. Home > Layout
Câu 7: Đầu ra của bài toán tìm kiếm một số trong dãy số cho trước là:
- A. Số cần tìm
- B. Dãy số và số cần tìm
- C. Thông báo vị trí số được tìm thấy
D. Thông báo vị trí số được tìm thấy hoặc thông báo không tìm thấy số cần tìm
Câu 8: Đặc điểm của thuật toán sắp xếp nổi bọt là:
- A. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất đưa về vị trí đầu tiên.
B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.
- C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.
- D. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.
Câu 9: Cho biết giá trị của C3, D3, E3, C4, D4, E4 lần lượt là 8, 7, 9, 9, 8, 10 và công thức tại F3 = (C3+D3+E3)/3. Hãy cho biết sau khi thực hiện sao chép công thức ô F3 vào F4 thì giá trị của F4 là bao nhiêu?
- A. 24
- B. 8
- C. 27
D. 9
Câu 10: Cách viết hàm nào sau đây không đúng?
- A. SUM(5+A4+A6)
- B. =MAX (7, 9, B4, D9)
C. =MIN(B3:F8)
- D. =COUNT(E4:E8)
Câu 11: Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?
- A. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.
B. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên.
- C. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau liên tục đến khi dãy số được sắp xếp.
- D. So sánh lần lượt từ phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm.
Câu 12: Để lựa chọn viền cho ô tính hoặc khối ô tính ta thực hiện lệnh nào?
A. Nháy chuột vào mũi tên bên phải nút
- B. Nháy chuột vào mũi tên bên trái nút
- C. Chọn Home > Table
- D. Chọn Insert > Table
Câu 13: Điều nào sau đây là sai khi trình bày trang trình chiếu?
- A. Sử dụng kích thước chữ đủ lớn.
- B. Sử dụng hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung.
C. Sử dụng càng nhiều chữ càng tốt.
- D. Màu chữ và màu nền có sự tương phản.
Câu 14: Cho ô A1 có công thức là =B1 + C1 - D1 * E1. Khi dùng chức năng tự động điền dữ liệu từ A1 đến A3. Hỏi ô A3 sẽ có giá trị tương ứng với công thức nào?
- A. =B1 + C1 - D1 * E1.
- B. =B2 + C2 – D2 * E2.
C. =B3 + C3 – D3 * E3.
- D. Lỗi dữ liệu, không có công thức nào.
Câu 15: Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân, ta thực hiện:
- A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
- B. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
- C. Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần.
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
Câu 16: Để định dạng dòng chữ tiêu đề “CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH” có kiểu chữ đậm và nghiêng, các thao tác phải thực hiện là:
- A. Đưa con trỏ văn bản vào giữa dòng đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Ctrl+I.
- B. Chọn dòng chữ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + U và Ctrl+I.
C. Chọn dòng chữ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + B, Ctrl+I.
- D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Ctrl + I.
Câu 17: Các công cụ định dạng văn bản của phần mềm PowerPoint 2016 nằm ở:
- A. Nhóm lệnh Clipboard
- B. Nhóm lệnh Slides
C. Nhóm lệnh Fonts
- D. Nhóm lệnh Paragraph
Câu 18: Ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?
A. Dễ thực hiện và nhanh cho ra kết quả.
- B. Cho kết quả chính xác hơn.
- C. Cho kết quả cụ thể hơn.
- D. Cho kết quả khái quát hơn.
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây là sai về việc sử dụng hàm trong bảng tính?
- A. Nhờ các hàm số mà việc tính toán, xử lí dữ liệu được thực hiện đơn giản và thuận tiện hơn.
- B. Hàm là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc và nhất định.
- C. Mỗi hàm số được đặt tên riêng và thể hiện ý nghĩa của hàm.
D. Tên hàm phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối giữa địa chỉ của ô tính chứa công thức và các địa chỉ ô tính trong công thức là không thay đổi.
- B. Chức năng tự động điền dữ liệu chỉ cho phép thực hiện sao chép công thức dữ liệu đến ô tính (hoặc khối ô tính) liền kề với ô tính chứa công thức cần sao chép.
- C. Cách tính và xử lý dữ liệu của công thức được bảo toàn khi sao chép.
D. Có thể sao chép công thức sử dụng giá trị cụ thể trong ô tính đến ô tính có cách tính tương tự mà vẫn cho kết quả đúng.
Câu 21: Cách chọn mẫu trang cho trang trình chiếu như thế nào?
A. Chọn Home; Nháy vào biểu tượng mũi tên ở dưới biểu tượng ; Chọn mẫu trang trình chiếu trong danh sách.
- B. Chọn Transition; Nháy vào biểu tượng mũi tên ở dưới biểu tượng ; Chọn mẫu trang trình chiếu trong danh sách.
- C. Chọn Insert; Nháy vào biểu tượng mũi tên ở dưới biểu tượng ; Chọn mẫu trang trình chiếu trong danh sách.
- D. Chọn View; Nháy vào biểu tượng mũi tên ở dưới biểu tượng ; Chọn mẫu trang trình chiếu trong danh sách.
Câu 22: Trong thuật toán sắp xếp chọn, nếu thay “Tìm giá trị lớn nhất” bằng “Tìm giá trị nhỏ nhất” thì kết quả nhận được là dãy số có giá trị ra sao?
- A. Dãy số có giá trị giảm dần.
B. Dãy số có giá trị tăng dần.
- C. Dãy số có giá trị không thay đổi.
- D. Dãy số có giá trị thay đổi.
Câu 23: Bài toán: Sắp xếp dãy thẻ theo thứ tự giá trị tăng dần. Đầu vào của thuật toán sắp xếp nổi bọt của bài toán trên là:
A. Dãy số chưa được sắp xếp
- B. Dãy số đã được sắp xếp
- C. Dãy số sắp xếp theo chiều tăng dần
- D. Dãy số sắp xếp theo chiều giảm dần
Câu 24: Cho tình huống sau: Giáo viên lập danh sách tên học sinh của một lớp.
Cách sắp xếp theo thứ tự phù hợp nhất là?
- A. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần.
B. Sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái.
- C. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (người già, trẻ em, ...) và thời gian tăng dần.
- D. Sắp xếp theo thứ tự số huy chương vàng, bạc, đồng giảm dần.
Câu 25: Cho các bước sau:
1. Mở dải lệnh Home
2. Chọn ô tính chứa kết quả
3. chọn hàm và chọn khối ô tính
4. Nháy chuột vào mũi tên bên phải nút lệnh trong nhóm lệnh Editing
5. Gõ Enter
Sắp xếp sao cho đúng các bước nhập hàm vào ô tính?
A. 2 – 1 – 4 – 3 – 5.
- B. 2 – 4 – 1 – 3 – 5.
- C. 1 – 2 – 3 – 4 – 5.
- D. 1 – 2 – 4 – 3 – 5.
Bình luận