Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tin học 6 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sơ đồ tư duy là gì?

  • A. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà.
  • B. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi.
  • C. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.
  • D. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng,

Câu 2: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:

  • A. Mở bài, thân bài, kết luận.                      
  • B. Tiêu đề, đoạn văn.                                 
  • C. Chương, bài, mục.
  • D. Chủ đề chính, chủ đề nhánh,

Câu 3: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

  • A. Con người, đồ vật, khung cảnh,...
  • B. Phần mềm máy tính.
  • C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...
  • D. Bút, giấy, mực.

Câu 4: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gỉ?

  • A. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cử đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
  • B. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
  • C. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
  • D. Hạn chế khả năng sáng tạo.

Câu 5: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?

  • A. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
  • B. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
  • C. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
  • D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tinh khác.

Câu 6: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?

  • A. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
  • B. Nên bố tri thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
  • C. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
  • D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.

Câu 7: Cấu trúc một sơ đồ tư duy gồm?

  • A. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh.
  • B. Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính).
  • C. Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính).
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 8: Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:

1. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.

2. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.

3. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.

4. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.

  • A. 1 - 2 - 3 - 4.
  • B. 1 - 3 - 2 - 4.
  • C. 4 - 3 - 1 - 2.
  • D. 4 - 1 - 2 - 3.

Câu 9: Khi cần ghi chép một nội dung với nhiều thông tin (từ một hoặc nhiều người), hình thức ghi chép nào sau đây sẽ giúp chúng ta tổ chức thông tin phù hợp nhất với quá trình suy nghĩ và thuận lợi trong việc trình bày cho người khác?

  • A. Liệt kê bằng văn bản.
  • B. Kẻ bảng (theo hàng, cột).
  • C. Vẽ sơ đồ (với các đường nối).
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Phần mềm nào giúp chúng ta tạo được sơ đồ tư duy một cách thuận tiện?

  • A. MindJet.
  • B. MindManager.
  • C. Cả 2 đáp án trên đều sai.
  • D. Cả 2 đáp án trên đều đúng.

Câu 11: Cho sơ đồ tư duy sau:

TRẮC NGHIỆM

Tên chủ đề chính là:

  • A. Kiên định hành động.
  • B. Bạn đang ở đâu.
  • C. Thời gian đạt được.
  • D. Kế hoạch cuộc đời.

Câu 12: Cho sơ đồ tư duy bên dưới:

TRẮC NGHIỆM

Hãy cho biết tên của các chủ đề nhánh?

  • A. Kiên định hành động.
  • B. Bạn đang ở đâu? Bạn muốn gì? Làm thế nào đạt được?
  • C. Thời gian đạt được.
  • D. Điều chỉnh.
  • E. Tất cả các đáp trên.

Câu 13: Hãy sắp xếp các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy:

1. Tạo sơ đồ tư duy mới.

2. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ.

3. Tạo chủ đề chính.

4. Tạo chủ đề nhánh.

5. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn.

  • A. 1-3-4-5-2.
  • B. 1-2-3-4-5.
  • C. 5-1-2-3-4.
  • D. 5-4-3-2-1.

Câu 14: Khi đã hoàn thành sơ đồ tư duy bằng phần mềm MindMaple Lite thì ta cần lưu lại bằng cách nào?

  • A. File/Save.
  • B. File/Close.
  • C. File/Open.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 15: Cách tạo sơ đồ tư duy?

  • A. Vẽ thủ công.
  • B. Sử dụng phần mềm máy tính.
  • C. Cả A, B đều đúng.
  • D. Cả A, B đều sai.

Câu 16: Sắp xếp các bước chèn thêm hình ảnh từ Internet vào bài tập của em.

1. Chọn ra hình ảnh hợp lí.

2. Định dạng lại hình ảnh cho hợp lí: Nháy chuột vào hình ảnh cần định dạng, chọn thẻ ngữ cảnh Picture Tools, chọn lệnh Format. Sau đó thực hiện các thay đổi cần thiết như: màu sắc, khung viền, kích thước, bố trí ảnh trên trang văn bản, …

3. Chèn ảnh vào vị trí thích hợp: Insert/Picture.

4. Lưu văn bản: File/Save hoặc Ctrl + S.

  • A. 1-3-4-2. 
  • B. 1-3-2-4.
  • C. 1-4-3-2.
  • D. 1-4-2-3.

Câu 17: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?

  • A. Căn giữa đoạn văn bản.
  • B. Chọn chữ màu xanh.
  • C. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
  • D. Thêm hình ảnh vào văn bản.

Câu 18: Một số thuộc tính định dạng kí tự cơ bản gồm có:

  • A. Phông (Font) chữ.
  • B. Kiểu chữ (Type).
  • C. Cỡ chữ và màu sắc.
  • D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 19: Để đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh:

  • A. Orientation.
  • B. Size.
  • C. Margins.
  • D. Columns.

Câu 20: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để

  • A. Chọn hướng trang đứng.                      
  • B. Chọn hướng trang ngang.
  • C. Chọn lề đoạn văn bản.
  • D. Chọn lề trang.

Câu 21: Lệnh nào sau đây là lệnh dùng để giãn cách dòng cho văn bản?

 TRẮC NGHIỆM

  • C

Câu 22: Để thay đổi cỡ chữ của kí tự ta thực hiện:

  • A. Chọn kí tự cần thay đổi.
  • B. Nháy vào nút lệnh Font size.
  • C. Chọn size thích hợp.
  • D. Tất cả các thao tác trên.

Câu 23: Thao tác nào sau đây không thực hiện được sau khi dùng lệnh File/Print để in văn bản?

  • A. Nhập số trang cần in.
  • B. Chọn máy in để in nếu máy tính được cài đặt nhiều máy in.
  • C. Thay đổi lề của đoạn văn bản.
  • D. Chọn khổ giấy in.

Câu 24: Nút lệnh TRẮC NGHIỆM trên thanh công cụ định dạng dùng để?

  • A. Chọn cỡ chữ.
  • B. Chọn màu chữ.
  • C. Chọn kiểu gạch dưới.
  • D. Chọn Font (phông chữ).

Câu 25: Mục đích của định dạng văn bản là: 

  • A. Văn bản dễ đọc hơn.
  • B. Trang văn bản có bố cục đẹp.
  • C. Người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.
  • D. Tất cả ý trên.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo