Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tin học 6 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Website là gì?

  • A. Gồm nhiều trang web.
  • B. http://www.edu.net.vn.
  • C. Một hoặc nhiều trang web liên quan tổ chức dưới nhiều địa chỉ truy cập.
  • D. Một hoặc nhiều trang web liên quan tổ chức dưới một địa chỉ truy cập chung.

Câu 2: Cho biết tên nào sau đây là tên của máy tìm kiếm?

  • A. Google.
  • B. Word.
  • C. Windows Explorer.
  • D. Excel.

Câu 3: Điền vào chỗ chấm:

Máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ….. trên Internet theo yêu cầu của người sử dụng

  • A. Tìm kiếm thông tin.
  • B. Liên kết.
  • C. Từ khoá.
  • D. Danh sách liên kết.

Câu 4: Ghép mỗi ô ở cột bên trái với một ô ở cột bên phải cho phù hợp

1. Em có thể tìm kiếm thông tin trên InternetA. Liên kết trỏ đến các trang web có chứa từ khóa đó
2. Kết quả tìm kiếm là danh sáchB. Bằng cách sử dụng máy tìm kiếm
3. Đặt từ khóa trong dấu ngoặc kép đểC. Cho việc tìm kiếm nhanh chóng và chính xác hơn
4. Chọn từ khóa phù hợpD. Thu hẹp phạm vi tìm kiếm

1 – B ; 2 – A ; 3 – D ; 4 – C

Câu 5: Em hãy sắp xếp các bước tìm kiếm video hướng dẫn cách làm món gà quay (hoặc một món mà em thích) để làm nhân dịp sinh nhật một người thân trong gia đình.

1. Truy cập máy tìm kiếm Google.

2. Mở trình duyệt Google Chrome.

3. Chọn dạng Video.

4. Gõ từ khóa “cách làm gà quay” vào ô tìm kiếm, nhấn phím Enter.

5. Nháy vào liên kết đến các video muốn xem.

  • A. 2-1-4-3-5.
  • B. 1-2-3-4-5.
  • C. 5- 2-3-4-1.
  • D. 4- 2-3-1.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của thư điện tử?

  • A. Ít tốn kém.                                              
  • B. Có thể gửi kèm tệp.
  • C. Gửi và nhận thư nhanh chóng.
  • D. Có thể gửi và nhận thư mà không gặp phiền phức gì.

Câu 7: Địa chỉ thư điện tử có dạng:

  • A. Tên đường phố # Viết tắt của tên quốc gia.
  • B. Tên đăng nhập @ Địa chỉ máy chủ thư điện tử.
  • C. Tên đường phố @ Viết tắt của tên quốc gia.
  • D. Tên người sử dụng & Tên máy chủ của thư điện tử.

Câu 8: Địa chỉ thư điện tử bắt buộc phải có kí hiệu nào?

  • A. @.                                           
  • B. $.                     
  • C. &.
  • D. #.

Câu 9: Địa chỉ nào sau đây là địa chỉ thư điện tử?

  • A. www.nxbgd.vn.                        
  • B. Hongha&hotmail.com.            
  • C. Quynhanh.432@yahoo.com.
  • D. Hoa675439@gf@gmaỉl.com.

Câu 10: Khi đăng kí thành công một tài khoản thư điện tử, em cần nhớ gì để có thể đăng nhập vào lần sau?

  • A. Tên nhà cung cấp dịch vụ Internet.
  • B. Ngày tháng năm sinh đã khai báo.
  • C. Địa chì thư của những người bạn.
  • D. Tên đăng nhập và mật khẩu hộp thư.

Câu 11: Khi đặt mật khẩu cho thư điện tử của mình, em nên đặt mật khẩu như thế nào để đảm bảo tính bảo mật?

  • A. Mật khẩu có ít nhất năm kí tự và có đủ các kí tự như chữ hoa, chữ thường, chữ số.
  • B. Mật khẩu là dãy số từ 0 đến 9.
  • C. Mật khẩu là ngày sinh của mình.
  • D. Mật khẩu giống tên của địa chỉ thư.

Câu 12: Với thư điện tử, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Có thể gửi một thư cho nhiều người cùng lúc.
  • B. Hai người có thể có địa chỉ thư điện tử giống hệt nhau.
  • C. Một người có thể gửi thư cho chính mình ở cùng địa chỉ thư điện tử.
  • D. Tệp tin đinh kèm theo thư có thể chứa virus, vậy nên cần kiểm tra độ tin cậy trước khi tải về.

Câu 13: Em cần biết thông tin gì của người mà em muốn gửi thư điện tử cho họ?

  • A. Địa chỉ nơi ở.
  • B. Mật khẩu thư.
  • C. Địa chỉ thư điện tử.
  • D. Loại máy tính đang dùng.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thư điện tử?

  • A. Trong hộp thư đến chỉ chứa thư của những người quen biết.
  • B. Nhìn vào hộp thư điện tử có thể biết thư đã đọc hay chưa.
  • C. Nhìn vào hộp thư điện tử, người gửi có thể biết được bức thư mình đã gửi đi người nhận đã đọc hay chưa.
  • D. Chỉ có người nhận thư mới mở được tệp đính kèm theo thư, cồn người gửi sẽ không mở được tệp đính kèm khi đã gửi.

Câu 15: Em chỉ nên mở thư điện tử được gửi đến từ:

  • A. Những người em không biết.
  • B. Các trang web ngẫu nhiên.
  • C. Những người có tên rõ ràng.
  • D. Những người em biết và tin tưởng.

Câu 16: Khi nghi ngờ thư điện tử nhận được là thư rác, em sẽ xử lí như thế nào?

  • A. Xoá thư khỏi hộp thư.
  • B. Mở ra đọc xem nội dung viết gì.
  • C. Trả lời lại thư, hỏi đó là ai.
  • D. Gửi thư đó cho người khác.

Câu 17: Để có thể bảo vệ máy tính của mình khỏi virus, em không nhất thiết làm theo lời khuyên nào?

  • A. Không bao giờ nháy chuột vào liên kết trong hộp thư điện tử từ những người em không biết.
  • B. Đừng bao giờ mở tệp đính kèm từ những thư lạ.
  • C. Nên xoá tất cả các thư trong hộp thư đến.
  • D. Luôn nhớ đăng xuất khỏi hộp thư điện tử khi sử dụng xong.

Câu 18: Ưu điểm của thư điện tử là: 

  • A. Có nhiều dịch vụ thư điện tử miễn phí.
  • B. Nhận và gửi nhanh chóng, gửi cùng lúc cho nhiều người.
  • C. Có thể gửi kèm tệp.
  • D. Đơn giản, dễ sử dụng, dễ quản lí.
  • E. Bảo vệ môi trường do không dùng đến giấy, mực.
  • F. Truy cập mọi lúc, mọi nơi.
  • G. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 19: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

  • A. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn.
  • B. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.
  • C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết.
  • D. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ.

Câu 20: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

  • A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
  • B. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
  • C. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
  • D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.

Câu 21: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

  • A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và Trả lời tin nhắn ngay.
  • B. Không chấp nhận kết bạn và không Trả lời tin nhắn.
  • C. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.
  • D. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thi kết bạn, không phải thì thôi.

Câu 22: Em nên sử dụng webcam khi nào?

  • A. Không bao giờ sử dụng webcam.
  • B. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.
  • C. Khi nói chuyện với bất kì ai.
  • D.  Khi nói chuyện với nhũ’ng người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,...

Câu 23: Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính của mình?

  • A. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tinh, thư điện tử.
  • B. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đinh kèm thư từ những người không quen biết.
  • C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.
  • D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

Câu 24: Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú", “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,... từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?

  • A. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.
  • B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự.
  • C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.
  • D. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo