Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vị vua cuối cùng của nhà Lý là

  • A. Lý Cao Tông.
  • B. Lý Huệ Tông.
  • C. Lý Chiêu Hoàng.
  • D. Lý Thánh Tông.

Câu 2: Tác giả của câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”

  • A. Trần Bình Trọng.
  • B. Trần Thủ Độ.
  • C. Trần Quốc Tuấn.
  • D. Trần Khánh Dư.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những cải cách của Hồ Qúy Ly về văn hóa, giáo dục?

  • A. Tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.
  • B. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch chữ Hán.
  • C. Ban hành tiền giấy thay cho tiền đồng.
  • D. Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của quân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược nào?

  • A. Nhà Hán.
  • B. Nhà Tống.
  • C. Nhà Nguyên.
  • D. Nhà Minh.

Câu 5: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 là

  • A. Đinh Bộ Lĩnh
  • B. Đinh Toàn 
  • C. Lê Hoàn
  • D. Lý Thường Kiệt

Câu 6: Tác phẩm sử học nào do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời Lê sơ?

  • A. Lam Sơn thực lục.
  • B. Phủ biên tạp lục.
  • C. Đại Việt sử kí toàn thư.
  • D. Đại Việt sử kí.

Câu 7: Dưới triều Lê Sơ thi hành chính sách gì?

  • A. Ngụ binh ư nông.
  • B. Nhiệm tử.
  • C. Tiên phát chế nhân.
  • D. Chính sách cho người Hoa.

Câu 8: Vương triều Vi - giay - a ra đời năm nào?

  • A. 978
  • B. 999
  • C. 988
  • D. 990

Câu 9: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

  • A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước
  • B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
  • C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam
  • D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến

Câu 10: Ý nào không phải những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa:

  • A. Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thuỷ lợi,...
  • B. Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.
  • C. Hin-đu giáo có vị trí quan trọng nhất, chủ yếu thờ thần Si-va.
  • D. Nghề thủ công: sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đồ trang sức, đóng thuyền,...

Câu 11: Nền kinh tế của các vương quốc Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?

  • A. Công – thương nghiệp là nền tảng chính.
  • B. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.
  • C. Buôn bán qua đường biển là ngành chính.
  • D. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.

Câu 12: Hành động sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao của Lê Hoàn sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện vị thế của Đại Cồ Việt so với nhà Tống
  • B. Thể hiện tinh thần nhân đạo, thiện chí hòa bình của Đại Cồ Việt
  • C. Thể hiện sự nhu nhược trong hoạt động ngoại giao của Lê Hoàn
  • D. Thể hiện sự kiên định, không run sợ trước kẻ thù

Câu 13: Chế độ Thái thượng hoàng dưới thời Trần được hiểu như thế nào?

  • A. Vua Trần nhường ngôi cho con, xưng là Thái thượng hoàng, cùng quản lí đất nước.
  • B. Vua Trần đặt lệ: không lập hoàng hậu; thi cử không lấy đỗ Trạng Nguyên.
  • C. Nhà vua san sẻ quyền thống trị đất nước với các vương công, quý tộc họ Trần.
  • D. Nhà vua chỉ tồn tại trên danh nghĩa, quyền lực tập trung trong tay các chúa Trịnh.

Câu 14: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần?

  • A. Chuẩn bị thật nhiều vũ khí để đánh giặc.
  • B. Khi giặc đến thì phải rút lui ngay.
  • C. Ngoại giao thật khôn khéo để tránh chiến tranh.
  • D. Bồi dưỡng sức dân, dựa vào dân để đánh giặc.

Câu 15: Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?

  • A. Tập trung quyền hành vào tay vua.
  • B. Tránh việc gây chia rẽ nội bộ trong triều.
  • C. Đơn giản hóa bộ máy hành chính.
  • D. Tuân theo di huấn của tổ tông.

Câu 16: Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?

  • A. Dùng thủy chiến, tấn công trên biển.
  • B. Vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao.
  • C. Đóng cọc gỗ trên sông để phục kích quân địch.
  • D. Dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch.

Câu 17: Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã

  • A. đồng hóa người Phù Nam thành người Chân Lạp.
  • B. tổ chức chính quyền đô hộ một cách chặt chẽ.
  • C. gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được.
  • D. vơ vét bóc lột nhân dân và thu được nhiều của cải.

Câu 18: Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?

  • A. Tập trung quyền hành vào tay vua.
  • B. Tránh việc gây chia rẽ nội bộ trong triều.
  • C. Đơn giản hóa bộ máy hành chính.
  • D. Tuân theo di huấn của tổ tông.

Câu 19: Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã

  • A. đồng hóa người Phù Nam thành người Chân Lạp.
  • B. tổ chức chính quyền đô hộ một cách chặt chẽ.
  • C. gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được.
  • D. vơ vét bóc lột nhân dân và thu được nhiều của cải.

Câu 20: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly thất bại là gì?

  • A. Sự uy hiếp của nhà Minh.
  • B. Sự chống đối của quý tộc Trần.
  • C. Tài chính đất nước trống rỗng.
  • D. Không được sự ủng hộ của nhân dân.

Câu 21: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?

  • A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi
  • B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi
  • C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình
  • D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới

Câu 22: Nội dung chính của bài thơ “Nam quốc sơn hà” là gì?

  • A. Ca ngợi vẻ đẹp cảnh quan của Đại Việt.
  • B. Ca ngợi công đức của các vị vua nhà Lý.
  • C. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt.
  • D. Uy hiếp tinh thần chiến đấu của quân Nguyên.

Câu 23: Ý nào không phải những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

  • A. Cư dân Nam Bộ tập trung thành xóm làng ở những vùng đất cao phía Tây.
  • B. Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của Chân Lạp.
  • C. Hin-đu giáo, Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian: tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hoá.
  • D. Đời sống vật chất, tinh thần phản ánh nền văn hóa bình dân của những con người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.

Câu 24: Nhân định nào sau đây là không đúng?

  • A. Dưới thời Lê Sơ, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân ổn định.
  • B. Xã hội thời Lê Sơ có sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc, được quy định bởi pháp luật.
  • C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Lê Sơ tương đối phát triển.
  • D. Vì tập trung nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, triều đình bỏ bê việc rèn luyện quân đội.

Câu 25: Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì

  • A. đang ở trên núi cao xa xôi, hẻo lánh, rất khó phát triển lực lượng.
  • B. quân khởi nghĩa bị thiếu lương thực trầm trọng.
  • C. quân khởi nghĩa đánh mãi không thắng nên cầu hoà.
  • D. muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác