Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đầu năm 981, quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?

  • A. Ô Mã Nhi
  • B. Triệu Tiết
  • C. Hoằng Tháo
  • D. Hầu Nhân Bảo

Câu 2: Tác giả của bộ Đại Việt sử kí là ai?

  • A. Lê Hữu Trác.
  • B. Lê Văn Hưu.
  • C. Trần Quang Khải.
  • D. Trương Hán Siêu.

Câu 3: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Đố ai nổi sáng sông Rừng

Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương,

Vân Đồn cướp sạch binh cường,

Nội Bàng mai phục chặn đường giặc lui?”

  • A. Lý Thường Kiệt.
  • B. Lê Hoàn.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Trần Hưng Đạo.

Câu 4: Tháng 10/1427, khi Liễu Thăng dẫn quân ào ạt tiến vào Việt Nam, chúng đã bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và giết ở đâu?

  • A. Nam Quan.
  • B. Đông Quan.
  • C. Chi Lăng.
  • D. Vân Nam.

Câu 5: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?

  • A. Đánh hai nước Liêu - Hạ
  • B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ
  • C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ
  • D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước

Câu 6: Chính sách về ruộng đất được ban hành dưới thời Hồ Quý Ly nhằm hạn chế số lượng ruộng đất của chủ đất được gọi là gì?

  • A. Quân điền.
  • B. Lộc điền.
  • C. Hạn điền.
  • D. Phú điền.

Câu 7: Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo nào có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Chăm-pa ?

  • A. Nho giáo.
  • B. Hồi giáo.
  • C. Thiên Chúa giáo.
  • D. Hin-đu giáo.

Câu 8: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự chống Tống ở đâu?

  • A. Sông Bạch Đằng.
  • B. Sông Như Nguyệt.
  • C. Sông Mã.
  • D. Sông Hồng.

Câu 9: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Đại Việt sau ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là gì?

  • A. Bị tàn phá nặng nề nhưng được phục hồi nhanh chóng
  • B. Phương thức sản xuất mới được du nhập thúc đẩy kinh tế phát triển
  • C. Không bị ảnh hưởng
  • D. Bị tàn phá nặng nề, không thể phục hồi

Câu 10: Tôn giáo Hin - đu chủ yếu thờ thần gì?

  • A. Thần mặt trời.
  • B. Thần đất.
  • C. Thần gió.
  • D. Thần Si - va.

Câu 11: Thầy thuốc nổi tiếng nào thời Trần là tác giả của bộ sách “Nam dược thần hiệu” tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam?

  • A. Tuệ Tĩnh.
  • B. Lê Hữu Trác.
  • C. Lý Quốc sư.
  • D. Hồ Đắc Di.

Câu 12: Tháng 1/1258, khi 3 vạn quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt, trước thế giặc mạnh, vua Trần Thái Tông đã có quyết định

  • A. lui quân để bảo toàn lực lượng.
  • B. cho sứ giả sang cầu hòa.
  • C. dâng biểu xin hàng.
  • D. dốc toàn lực để phản công.

Câu 13: Thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?

  • A. Phật giáo.
  • B. Nho giáo.
  • C. Đạo giáo.
  • D. Thiên chúa giáo.

Câu 14: Trong những năm từ 1220 - 1353, Vương quốc Chăm-pa

  • A. ngày càng suy thoái và khủng hoảng.
  • B. bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất.
  • C. được hình thành và bước đầu phát triển.
  • D. bị Chân Lạp xâm lược và cai trị.

Câu 15: Đâu không phải là nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?

  • A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh
  • B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo đất nước
  • C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt
  • D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga

Câu 16: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

  • A. Đầu hàng nhà Tống để tránh tổn thất.
  • B. “Đánh chắc, tiến chắc”.
  • C. Thực hiện kế “vườn không nhà trống”.
  • D. “Tiến công trước để tự vệ”.

Câu 17: Ý nào không phải những nét chính về văn hoá ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

  • A. Chữ viết: chữ Chăm được cải tiến và hoàn thiện.
  • B. Biểu diễn ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ và có nhiều điệu múa nổi tiếng.
  • C. Kiến trúc, điêu khắc: nổi tiếng nhất là các đền tháp được xây bằng gạch nung.
  • D. Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.

Câu 18: Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách

  • A. “đánh nhanh thắng nhanh”.
  • B. “tiên phát chế nhân”.
  • C. “vây thành, diệt viện”.
  • D. “vườn không nhà trống”.

Câu 19: Nội dung nào không phản ánh đúng về chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế - tài chính?

  • A. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
  • B. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn.
  • C. Hạn chế số lượng ruộng đất của quý tộc.
  • D. Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Câu 20: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long trong thời nhà Lý?

  • A. Cung điện được xây dựng nguy nga, tráng lệ
  • B. Dân cư tập trung đông đúc phía ngoài hoàng thành
  • C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển
  • D. Các thương nhân châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm

Câu 21: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:

“Vua nào chủ hội Tao Đàn,

Nhị thập bát tú những trang văn tài?”

  • A. Lê Thánh Tông.
  • B. Lê Thái Tổ.
  • C. Lê Thái Tông.
  • D. Lê Anh Tông.

Câu 22: Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh

  • A. nhà Minh mới được thành lập.
  • B. Đại Ngu đã bị nhà Minh đô hộ.
  • C. nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
  • D. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Câu 23: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại là gì?

  • A. Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi.
  • B. Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.
  • C. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
  • D. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc

Câu 24: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Nghĩa quân có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
  • B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước, phải tạm dừng chiến tranh.
  • C. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm.
  • D. Biết dựa vào dân để phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 25: Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011?

  • A. Chùa Một Cột.
  • B. Thành nhà Hồ.
  • C. Kinh thành Huế.
  • D. Hoàng thành Thăng Long.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác