Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ý nào sau đây không phải việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi hoàn thành thống nhất đất nước?
- A. Lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng)
- B. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình
C. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)
- D. Kiện toàn thêm một bước chính quyền ở trung ương và địa phương
Câu 2: Quân đội của nhà Lý gồm có những bộ phận nào?
- A. Dân binh, công binh
B. Cấm quân, quân địa phương
- C. Cấm quân, công binh
- D. Dân binh, ngoại binh
Câu 3: Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt do ai chỉ huy?
A. Quách Quỳ, Triệu Tiết
- B. Hòa Mâu, Ô Mã Nhi
- C. Liễu Thăng, Triệu Tiết
- D. Hầu Nhân Bảo, Vương Thông
Câu 4: Thời nhà Trần, cả nước Đại Việt được chia thành bao nhiêu lộ, phủ?
- A. 11 lộ, phủ.
B. 12 lộ, phủ.
- C. 13 lộ, phủ.
- D. 14 lộ, phủ.
Câu 5: Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?
- A. Nhà Tiền Lê.
- B. Nhà Lý.
C. Nhà Trần.
- D. Nhà Hồ.
Câu 6: Tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ được làm từ chất liệu gì?
- A. Đồng.
- B. Vàng.
- C. Bạc.
D. Giấy.
Câu 7: Giữa năm 1418, ai là người đóng giả Lê Lợi nhử địch, giải cứu cho chủ tướng và đã hi sinh?
- A. Nguyễn Trãi.
B. Lê Lai.
- C. Nguyễn Chích.
- D. Lê Ngân.
Câu 8: Ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa là
A. sản xuất nông nghiệp.
- B. sản xuất thủ công nghiệp.
- C. buôn bán đường biển.
- D. chăn nuôi du mục.
Câu 9: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần thái độ của vua Trần như thế nào?
- A. Trả lại thư ngay
B. Bắt giam vào ngục
- C. Tỏ thái độ giảng hòa
- D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ
Câu 10: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?
- A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư
- B. Hoa Lư là có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội
C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, vừa có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ
- D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước
Câu 11: "Cuộc chiến tranh Một trăm năm" khiến Chăm - pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng diễn ra vào khoảng thời gian nào?
- A. 1220 - 1353.
- B. 989 - 1220.
C. 1113 - 1220.
- D. 1112 - 1212.
Câu 12: Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ luật mới, có tên là
A. Quốc triều hình luật.
- B. Hoàng Việt luật lệ.
- C. Luật Hồng Đức.
- D. Luật Gia Long.
Câu 13: Nội dung nào không thể hiện chính xác nguyên nhân ba lần giặc Mông-Nguyên thất bại trong cuộc xâm lược Đại Việt?
- A. Đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt, sáng tạo.
B. Lực lượng quân Mông-Nguyên ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.
- C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi với nhiều danh tiếng kiệt xuất.
- D. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.
Câu 14: Nội dung nào không phản ánh đúng những biện pháp nhằm tăng cường, củng cố quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?
- A. Tăng cường lực lượng quân đội chính quy.
- B. Xây dựng nhiều thành lũy, như: tây Đô, Đa Bang…
- C. Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến.
D. Dựng tuyến phòng thủ trên sông Như Nguyệt.
Câu 15: Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là: “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
- A. Lê Thái Tổ.
- B. Lê Thái Tông.
C. Lê Thánh Tông.
- D. Lê Nhân Tông.
Câu 16: Trong khoảng thời gian từ 1113 – 1220, Chăm-pa tiến hành cuộc “chiến tranh Một trăm năm” với quốc gia nào?
- A. Phù Nam.
- B. Đại Việt.
C. Chân Lạp.
- D. Miến Điện.
Câu 17: Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của nhà Tống khi xâm lược Đại Việt?
A. Lấy Đại Việt làm bàn đạp tấn công Chăm-pa từ phía Bắc.
- B. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
- C. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liêu, Hạ phải kiêng nể.
- D. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.
Câu 18: Ý nào không phải những nét chính về tôn giáo - tín ngưỡng ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- A. Hin-đu giáo có vị trí quan trọng nhất, chủ yếu thờ thần Si-va.
B. Nghề thủ công: sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đồ trang sức, đóng thuyền,...
- C. Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi.
- D. Phật giáo tiếp tục phát triển.
Câu 19: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này?
- A. Xây dựng thành lũy chiến đấu kiên cố.
- B. Quy tụ những tướng lĩnh tài giỏi.
C. Đoàn kết được lực lượng toàn dân.
- D. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh.
Câu 20: Trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa (1418 -1423), nghĩa quân Lam Sơn ở trong tình trạng thế nào?
- A. Lực lượng nghĩa quân rất hùng mạnh.
B. Lực lượng nghĩa quân còn yếu, gặp nhiều khó khăn.
- C. Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi, buộc địch phải rút quân.
- D. Nghĩa quân đánh đâu thắng đó, địa bàn hoạt động được mở rộng.
Câu 21: Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của nhà nước phong kiến Đại Việt khi dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu?
- A. Vinh danh những người đỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.
- B. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.
- C. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.
D. Để lại cho hậu thế những tác phẩm điêu khắc độc đáo, sinh động.
Câu 22: Ý nào sai khi nói về thành tự văn hóa - giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ.
- A. Văn học: chữ Hán phát triển và giữ ưu thế, chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng.
- B. Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo.
C. Công trình kiến trúc được xây dựng ít nhất là ở kinh thành.
- D. Nhã nhạc cung đình, nghệ thuật tuồng, chèo,... ngày càng phát triển.
Câu 23: Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- A. Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập.
- B. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
C. Thể hiện nước ta là một quốc gia hùng mạnh không đâu bằng.
- D. Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân.
Câu 24: Theo em, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ là gì?
A. Phải không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
- B. Không ngừng củng cố khối quân sự.
- C. Phải không ngừng đề phòng các thế lực thù địch âm mưu xâm lược đất nước.
- D. Phải không ngừng đẩy mạnh lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Câu 25: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?
- A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến
- B. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến
- C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba
D. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức
Bình luận