Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cư dân sống trong các thành thị trung đại ở Tây Âu chủ yếu thuộc tầng lớp

  • A. nông nô và nô lệ.
  • B. nông nô và lãnh chúa.
  • C. thợ thủ công và nông nô.
  • D. thợ thủ công và thương nhân.

Câu 2: Tuyến đường giao thương kết nối phương Đông và phương Tây được hình thành dưới thời Đường được gọi là

  • A. “con đường xạ hương”.
  • B. “con đường gốm sứ”.
  • C. “con đường hương liệu”.
  • D. “con đường tơ lụa”.

Câu 3: Eo biển nào ở Đông Nam Á nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, chiếm khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới hàng năm?

  • A. Eo biển Ma-lắc-ca.
  • B. Eo biển Be-ring
  • C. Eo biển Măng-sơ.
  • D. Eo biển Ma-gien-lan.

Câu 4: So với các nước Đông Nam Á khác, điều kiện địa lí của Lào có điểm gì khác biệt?

  • A. Đất nước có nhiều đồi núi.
  • B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cằn cỗi.
  • D. Không tiếp giáp với biển.

Câu 5: Để có thể sản xuất và kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản cần có

  • A. sự nghiên cứu về khoa học- kĩ thuật.
  • B. vốn và công nhân làm thuê.
  • C. của cải dư thừa nhiều.
  • D. một nền văn hóa mới.

Câu 6: Người Khơme đã sáng tạo ra chữ viết riêng, dựa trên cơ sở

  • A. chữ Nôm của Việt Nam.
  • B. chữ Hán của Trung Quốc.
  • C. chữ Phạn của Ấn Độ.
  • D. chữ La-tinh của La Mã.

Câu 7: Giai cấp tư sản châu Âu tích luỹ được số vốn ban đầu nhờ vào

  • A. các cuộc phát kiến địa lí.
  • B. buôn bán ở thành thị trung đại.
  • C. bóc lột sức lao động của nông nô.
  • D. sản xuất nông nghiệp trong lãnh địa.

Câu 8: Công trình kiến trúc nào dưới đây được biểu tượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?

  • A. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • B. Chùa Phật Ngọc.
  • C. Tử cấm thành.
  • D. Chùa Thiên Mụ. 

Câu 9: So với nhà Tần - Hán, hình thức tuyển chọn quan lại của nhà Đường có điểm tiến bộ hơn là: thực hiện tuyển chọn thông qua hình thức

  • A. thi cử.
  • B. mua chức tước.
  • C. giới thiệu.
  • D. tiến cử.

Câu 10: Giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị xã hội tương ứng; họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời của Thiên Chúa giáo, muốn xây dựng một nền văn hóa mới. Đó là

  • A. nguyên nhân của phong trào văn hoá Phục hưng
  • B. đặc điểm của phong trào văn hoá Phục hưng
  • C. hệ quả của phong trào văn hoá Phục hưng
  • D. mục đích của phong trào văn hoá Phục hưng

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là điểm tích cực trong các chính sách xã hội thời vương triều Mô-gôn?

  • A. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc.
  • B. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
  • C. Hạn chế sự biệt về sắc tộc và tôn giáo.
  • D. Các chức vụ cao chỉ cho người theo đạo Hồi nắm giữ.

Câu 12: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

  • A. Rơi vào tình trạng “Loạn 12 sứ quân”
  • B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.
  • C. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.
  • D. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước.

Câu 13: Viên tướng nào đã chỉ huy quân Tống tiến vào xâm lược Đại Cồ Việt (năm 981)?

  • A. Ô Mã Nhi.
  • B. Hầu Nhân Bảo.
  • C. Thoát Hoan.
  • D. Sầm Nghi Đống.

Câu 14: Quyền “miễn trừ” mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây Âu là

  • A. Nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
  • B. Các lãnh chúa lớn không phải đóng thuế cho nhà vua.
  • C. Lãnh chúa không phải chịu bất cứ hình phạt nào của nhà vua.
  • D. Lãnh chúa không phải đóng góp về quân sự khi có chiến tranh.

Câu 15: Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung đại?

  • A. Nhà vua ra lệnh lập các thành thị.
  • B. Nông nô lập ra các thành thị.
  • C. Sản xuất bị đình đốn.
  • D. Sản xuất phát triển.

Câu 16: Dưới thời Vương triều Gúp-ta, đạo Bà La Môn phát triển thành

  • A. đạo Hin-đu.
  • B. đạo Thiên Chúa.
  • C. đạo Jai-na.
  • D. đạo Do Thái.

Câu 17: Dòng Phật giáo nào của Ấn Độ được truyền bá rộng rãi ở Thái Lan, Mi-an-ma ngày nay ?

  • A. Phật giáo Đại thừa.
  • B. Phật giáo Tiểu thừa.
  • C. Phật giáo Thiền tông.
  • D. Phật giáo Mật tông.

Câu 18: Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc Việt Nam là gì?

  • A. Chấm dứt tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
  • B. Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, tái thiết nền độc lập của dân tộc.
  • C. Đánh tan quân xâm lược Tống, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
  • D. Là người đầu tiên xưng “đế” sánh ngang với phong kiến phương Bắc.

Câu 19: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo, ngoại trừ

  • A. Giáo hội Thiên Chúa dẫn trở nên lũng đoạn, chỉ phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu
  • B. Giai cấp tư sản muốn sáng lập tôn giáo mới để cứu vớt những người nghèo khổ
  • C. Nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và vật chất
  • D. Nhiều lễ nghi Thiên Chúa giáo gây tốn kém và phiền phức cho đời sống của các tín đồ

Câu 20: Chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

  • A. Không tồn tại ngôi vua, người dân bầu đại biểu vào các cơ quan của nhà nước.
  • B. Tất cả mọi thần dân trong nước phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của vua.
  • C. Nhà vua nắm mọi quyền hành, quyền lực của vua là tối cao và tuyệt đối.
  • D. Mỗi lãnh chúa như một “ông vua” cai quản lãnh địa của mình.

Câu 21: Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Đại La, vì

  • A. nơi đây có sông Tô Lịch thông ra sông Hồng, nhiều phong cảnh đẹp.
  • B. Đại La gần với quê hương của ông (Từ Sơn - Bắc Ninh).
  • C. nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước.
  • D. muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với nhà Tiền Lê.

Câu 22: Cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo?

  • A. Chủ động đề nghị giảng hoà.
  • B. Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.
  • C. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
  • D. Tổ chức Hội thề Đông Quan với đại diện quân Tống.

Câu 23: Truyền thống nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Tống (981)?

  • A. Quân Đại Cồ Việt truy kích, tiêu diệt quân Tống.
  • B. Trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao.
  • C. Giết chết tướng Hầu Nhân Bảo của nhà Tống.
  • D. Đóng cọc mai phục địch trên sông Bạch Đằng.

Câu 24: Một trong những tác động của thành thị trung đại tới nền giáo dục của Tây Âu ngày nay là

  • A. đưa đến sự xuất hiện tầng lớp thị dân.
  • B. tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển.
  • C. góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
  • D. nhiều trường đại học còn hoạt động đến ngày nay.

Câu 25: Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do

  • A. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi.
  • B. quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý.
  • C. quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.
  • D. quân Tống liên tiếp thất bại nên chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác