Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tôn giáo nào được coi là quốc giáo của đế quốc La Mã từ thế kỉ IV?
- A. Phật giáo.
B. Thiên chúa giáo.
- C. Hồi giáo
- D. Nho giáo.
Câu 2: Cuối thế kỉ XV, sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất ở châu Âu đã làm nảy sinh nhu cầu về
- A. tiêu dùng của người dân.
- B. nguồn nguyên liệu từ Mĩ.
C. vàng bạc, nguyên liệu, thị trường.
- D. thị trường từ các nước phương Tây.
Câu 3: Cô-péc-ních là nhà Thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng: Trái Đất
- A. là trung tâm của vũ trụ.
- B. quay xung quanh Mặt Trăng.
- C. đứng yên, không chuyển động.
D. quay xung quanh Mặt Trời.
Câu 4: Dưới thời Đường, chế độ phong kiến ở Trung Quốc
- A. mới được hình thành.
- B. bước đầu phát triển.
C. phát triển đến đỉnh cao.
- D. lâm vào khủng hoảng.
Câu 5: Người Lào đã sáng tạo ra chữ viết, dựa trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của
- A. Việt Nam và Trung Quốc.
- B. Trung Quốc và Ấn Độ.
- C. Triều Tiên và Việt Nam.
D. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
Câu 6: Ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo ở Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lan Xang là
- A. thương nghiệp.
B. nông nghiệp trồng lúa nước.
- C. thủ công nghiệp.
- D. trao đổi, buôn bán qua đường biển.
Câu 7: Việc làm nào của Ngô Quyền đã khẳng định chủ quyền quốc gia?
- A. Lên ngôi Hoàng đế sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
- B. Đặt quốc hiệu là Vạn Xuân với ước mong đất nước trường tồn.
- C. Xưng là Tiết độ sứ, cử sứ giả sang Trung Quốc xin sắc phong.
D. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.
Câu 8: Dòng sông nào được nhắc đến trong câu thơ sau:
“ Đây là nơi chiến địa buổi Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”
- A. Sông Mã.
- B. Sông Cả.
- C. Sông Hồng.
D. Sông Bạch Đằng.
Câu 9: Nhân dân Ấn Độ bất bình với vương triều Hồi giáo Đê-li, vì
- A. vua quan ăn chơi sa đoạ, không quan tâm đến sản xuất.
- B. sản xuất nông nghiệp không được nhà nước khuyến khích phát triển.
C. nhà nước thực hiện phân biệt đối xử giữa các sắc tộc và tôn giáo.
- D. nhà nước tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài.
Câu 10: Trong xã hội phong kiến ở châu Âu, nông nô xuất thân từ tầng lớp nào?
- A. Thương nhân.
- B. Thợ thủ công.
C. Nô lệ được giải phóng.
- D. Tướng lĩnh quân sự.
Câu 11: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa các vương quốc Đông Nam Á?
- A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chính.
- B. Buôn bán trao đổi thương mại đường biển phát triển.
- C. Nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.
D. Tất cả các vương quốc đều theo đạo Phật.
Câu 12: Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước?
- A. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
B. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
- C. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
- D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
Câu 13: Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này
- A. nằm ở ven biển có thể chặn giặc từ biển vào.
B. là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.
- C. chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.
- D. gần sát với biên giới Trung Quốc.
Câu 14: Ở châu Âu thời trung đại, quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc nhất ở vương quốc nào?
A. Vương quốc Phơ-răng.
- B. Vương quốc Tây Gốt.
- C. Vương quốc Đông Gốt.
- D. Vương quốc Ăng-lô Xắc-xông.
Câu 15: Bằng những tác phẩm của mình, các nhà Văn hóa Phục hưng đã
- A. tuyên truyền giáo lí của Thiên Chúa giáo.
- B. ca ngợi công lao của các vị Hoàng đế.
- C. củng cố sự tồn tại của chế độ phong kiến.
D. lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Câu 16: “Truyện Kiều” của nhà thơ Nguyễn Du được lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học nào của Trung Quốc?
- A. “Hồng Lâu Mộng”.
B. “Kim, Vân, Kiều truyện”.
- C. “Nho lâm ngoại sử”.
- D. “Tam quốc diễn nghĩa”.
Câu 17: Vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ đều
- A. do người Thổ Nhĩ Kì lập nên.
- B. sùng bái Hin-đu giáo.
C. là vương triều ngoại tộc.
- D. có nguồn gốc từ Mông Cổ.
Câu 18: Chùa Vàng được trang trí bởi 5448 viên kim cương và 9300 lá vàng. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất ở
- A. Thái Lan.
- B. Cam-pu-chia.
C. Mi-an-ma.
- D. Việt Nam.
Câu 19: Các vị vua thời kì Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài thông qua việc
- A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.
- B. thần phục, cống nạp sản vật quý cho Lan Xang.
C. tấn công quân sự, gây chiến tranh xâm lược.
- D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Phù Nam.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ảnh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (981)?
A. Buộc nhà Tống phải nhún nhường, thần phục Đại Cồ Việt.
- B. Thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.
- C. Bảo vệ và giữ vững được nền độc lập, tự chủ non trẻ của dân tộc.
- D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về tổ chức nhà nước thời Ngô?
- A. Thể hiện ý thức độc lập, tự chủ.
B. Thiết lập chế độ Thái Thượng hoàng.
- C. Tổ chức nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
- D. Đặt cơ sở cho sự phát triển trong giai đoạn sau.
Câu 22: Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
- B. Khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán của Hai Bà Trưng.
- C. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý.
- D. Khởi nghĩa chống quân Đường của Mai Thúc Loan.
Câu 23: Tại sao nông nô buộc phải làm việc trong các xí nghiệp của tư sản?
- A. Trong các xí nghiệp có điều kiện làm việc tốt hơn.
- B. Nông nô không muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp.
- C. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nhiều lợi nhuận.
D. Quý tộc và thương nhân đã cướp đoạt ruộng đất của nông nô.
Câu 24: Đâu không phải là biểu hiện chứng minh cho nhận xét của C.Mác: “Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại”
- A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa.
- B. Tạo cơ sở xây dựng nền văn hoá mới tự do hơn.
- C. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá.
D. Làm cho lãnh chúa có thế lực lớn hơn trước.
Câu 25: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?
A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân
- B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quý tộc và công nhân
- C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quý tộc và nông nô
- D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công
Bình luận