Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn của
- A. nông dân.
- B. nô lệ.
C. lãnh chúa.
- D. thương nhân.
Câu 2: Cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương mới là
- A. Ấn Độ Dương.
- B. Đại Tây Dương.
- C. Bắc Băng Dương.
D. Thái Bình Dương.
Câu 3: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Xéc-van-téc là
A. tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.
- B. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.
- C. tập thơ “Mùa hái quả”.
- D. sử thi “I-li-át”.
Câu 4: Một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc dưới thời Đường là
A. Đỗ Phủ.
- B. Tố Hữu.
- C. Lỗ Tấn.
- D. Nguyễn Du.
Câu 5: Người Ấn Độ có chữ viết của riêng mình từ rất sớm, phổ biến là
- A. chữ hình nêm.
- B. chữ Hán.
C. chữ Phạn.
- D. chữ La-tinh.
Câu 6: Tổ chức sơ khai của người Lào là các
- A. làng, bản.
- B. chiềng, chạ.
C. mường cổ.
- D. nôm.
Câu 7: Đến thế kỉ XV, do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của người Thái đã khiến cho Vương quốc Cam-pu-chia
- A. được hình thành.
- B. phát triển đến đỉnh cao.
C. suy yếu.
- D. sụp đổ.
Câu 8: “ Loạn 12 sứ quân” diễn ra vào thời điểm nào?
- A. Đầu thời Ngô.
B. Cuối thời Ngô.
- C. Đầu thời Đinh.
- D. Cuối thời Đinh.
Câu 9: Để thuận tiện cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy buôn bán trong nước, thời Đinh cho đúc
- A. súng đại bác.
- B. trống đồng.
C. tiền đồng.
- D. thuyền chiến.
Câu 10: Nội dung nào không phản ánh đúng về hoàn cảnh thành lập của nhà Lý?
- A. Lê Long Đĩnh lên ngôi không đủ tài đức để điều khiển đất nước.
B. Lê Long Đĩnh chủ động nhường ngôi cho Lý Công Uẩn.
- C. Các tăng sư và đại thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
- D. Lý Công Uẩn là người có tài đức nên được triều thần quý trọng.
Câu 11: Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của
- A. Lê Long Đĩnh.
B. Lý Thường Kiệt.
- C. Lê Lợi.
- D. Lê Hoàn
Câu 12: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
- A. Nông dân.
- B. Nô lệ.
C. Nông nô.
- D. Nông dân tự canh.
Câu 13: Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?
- A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển
B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ
- C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức
- D. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến
Câu 14: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là:
- A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội
B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên
- C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên
- D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người
Câu 15: Ở vương quốc Phơ-răng, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ tầng lớp nào trong xã hội?
- A. Nông dân tự do bị mất ruộng đất và nô lệ được giải phóng.
- B. Nô lệ được giải phóng và quý tộc thị tộc người Giéc-man.
- C. Nông dân tự do và quý tộc Ma Mã quy thuận chính quyền mới.
D. Quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới.
Câu 16: Các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV – XVI) đã mang đến sự giàu có cho tầng lớp nào ở châu Âu?
- A. Nông nô và lãnh chúa.
B. Quý tộc và thương nhân.
- C. Thợ thủ công và nông nô.
- D. Thợ thủ công và thương nhân.
Câu 17: Sự kiện nào được đánh giá là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu?
- A. Chiến tranh Pháp - Phổ.
B. Chiến tranh nông dân Đức.
- C. Chiến tranh nông dân Pháp.
- D. Chiến tranh nông dân Nga.
Câu 18: Ở Trung Quốc, những mầm mống của kinh tế hàng hóa đã xuất hiện dưới thời kì cai trị của
- A. nhà Đường – Tống.
- B. nhà Tần – Hán.
- C. nhà Tống – Nguyên.
D. nhà Minh – Thanh.
Câu 19: Vương triều Gúp-ta được coi là thời kì hoàng kim của lịch sử phong kiến Ấn Độ, vì
- A. lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng nhất.
- B. Ấn Độ tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài.
C. đời sống của người dân được ổn định, sung túc hơn tất cả các thời trước đó.
- D. nhân dân Ấn Độ có nhiều phát minh lớn về khoa học-kĩ thuật.
Câu 20: Điểm chung trong nền kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á là
- A. mậu dịch hàng hải là ngành kinh tế chủ đạo.
- B. phát triển công - thương nghiệp là chủ yếu.
C. kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.
- D. chăn nuôi gia súc theo hình thức du mục là ngành chủ đạo.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển kinh tế của Lào trong các thế kỉ XV - XVII?
- A. Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp khá phát triển.
B. Phát triển mạnh về buôn bán, trao đổi qua đường biển.
- C. Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng.
- D. Trao đổi, buôn bán vượt ra ngoài biên giới.
Câu 22: So với vương quốc Lan Xang, vương quốc Cam-pu-chia ở thời kì Ăng-co có điểm gì khác biệt?
- A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chính.
B. Thường xuyên gây chiến tranh để mở rộng lãnh thổ.
- C. Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.
- D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
Câu 23: Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền đã
- A. lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa.
B. bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương.
- C. lập ra nhà nước Vạn Xuân.
- D. lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch.
Câu 24: Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
- A. Đất nước thái bình, kinh tế phát triển thịnh đạt.
- B. Cuộc kháng chiến chống Tống đã toàn thắng.
C. Nhà Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt.
- D. Đại Cồ Việt đang bị nhà Tống xâm lược, đô hộ
Câu 25: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
- A. Vua tôn sùng đạo Phật nên cấm sát sinh.
- B. Trâu, bò là các loài động vật quý hiếm.
- C. Trâu, bò là những loài động vật linh thiêng.
D. Bảo vệ sức kéo trong sản xuất nông nghiệp.
Bình luận