Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đế quốc La Mã cổ đại sụp đổ vào khoảng thời gian nào?
- A. Giữa thế kỉ I.
- B. Đầu thế kỉ III.
C. Nửa cuối thế kỉ V.
- D. Đầu thế kỉ VI.
Câu 2: Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?
- A. Mĩ, Anh, Tây Ban Nha.
- B. Anh, Pháp, Bồ Đào Nha.
- C. Pháp, Đức, Italia.
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 3: Tên một nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng có nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-et, Hăm-let…
- A. Ma-gien-lăng.
B. Sếch-xpia.
- C. Lu-thơ.
- D. Mi-ken-lăng-giơ.
Câu 4: Triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là
- A. nhà Hán.
B. nhà Mãn Thanh.
- C. nhà Tống.
- D. nhà Minh.
Câu 5: Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của
A. thực dân Anh.
- B. thực dân Pháp.
- C. thực dân Hà Lan.
- D. thực dân Tây Ban Nha.
Câu 6: Từ nửa sau thế kỉ X - thế kỉ XIII, trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc pa-gan đã mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành, phát triển của
- A. Vương quốc Chăm-pa.
B. Vương quốc Mi-an-ma.
- C. Vương quốc Phù Nam.
- D. Vương quốc Chân Lạp.
Câu 7: Bộ máy nhà nước Lan Xang là được tổ chức theo mô hình
- A. dân chủ phát triển.
- B. quân chủ lập hiến.
C. quân chủ chuyên chế.
- D. phong kiến phân quyền.
Câu 8: Vị vua nào đã thống nhất lãnh thổ, mở ra thời kì Ăng-co ở Ca-pu-chia?
- A. Giay-a-vác-man I.
B. Giay-a-vác-man II.
- C. Giay-a-vác-man III.
- D. Giay-a-vác-man IV.
Câu 9: Sự kiện nào đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam?
- A. Khởi nghĩa Lí Bí năm 542.
- B. Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không mô tả đúng tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Tiền Lê?
- A. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
- B. Giúp việc cho vua có Thái sư và Đại sư.
C. Cả nước được chia thành 10 đạo.
- D. Dưới vua là các quan văn, quan võ.
Câu 11: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào?
- A. Hình văn
B. Hình thư.
- C. Hình luật.
- D. Luật Hồng Đức
Câu 12: Trên đường tiến quân về Thăng Long, quân xâm lược Tống đã bị chặn lại ở
- A. thành Đa Bang.
- B. cửa sông Bạch Đằng.
- C. thành Tây Đô.
D. bờ bắc sông Như Nguyệt.
Câu 13: Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã?
- A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
- B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.
- C. Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc-man.
D. Duy trì tôn giáo nguyên thuỷ của người Giéc-man.
Câu 14: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
A. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.
- B. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.
- C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
- D. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.
Câu 15: Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là
A. tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- B. khép kín, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- C. kinh tế hàng hoá, trao đổi mua bán tự do.
- D. tự cung tự cấp, thủ công nghiệp là chủ yếu.
Câu 16: Sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu gắn liền với hai giai cấp mới là
- A. địa chủ và nông dân.
B. tư sản và vô sản.
- C. lãnh chúa và nông nô.
- D. chủ nô và nô lệ.
Câu 17: Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu thời trung đại?
- A. Ma-gien-lăng.
- B. Sếch-xpia.
C. Mác-tin Lu-thơ.
- D. Mi-ken-lăng-giơ.
Câu 18: Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là
- A. Thiên chúa giáo.
- B. Phật giáo.
C. Nho giáo.
- D. Hồi giáo.
Câu 19: Trong lịch sử phong kiến Ấn Độ, vương triều nào được coi là thời kì phát triển hoàng kim?
A. Vương triều Gúp-ta.
- B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
- C. Vương triều Mô-gôn.
- D. Vương triều Hác-sa.
Câu 20: Mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là gì?
- A. Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hy Lạp, Rôma cổ đại
- B. Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Ki-tô và chế độ phong kiến vùi dập
- C. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật
D. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản chống lại quan điểm giáo hội Ki-tô
Câu 21: Văn hóa Lào và Cam-pu-chia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào dưới đây?
- A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
- C. Đại Việt.
- D. Ai Cập.
Câu 22: Từ thế kỉ XV trở đi, Vương quốc Cam-pu-chia
A. ngày càng suy yếu và khủng hoảng.
- B. từng bước phát triển và đạt đến sự thịnh vượng.
- C. trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
- D. bị Trung Quốc xâm lược và cai trị.
Câu 23: Cuối thời Ngô, sứ quân của Kiều Công Hãn chiếm cứ vùng đất nào?
A. Phong Châu.
- B. Đằng Châu.
- C. Tiên Du.
- D. Đường Lâm.
Câu 24: Dưới thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư rất được triều đình trọng dụng, vì
- A. quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.
B. đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng, các nhà sư có học vấn uyên bác.
- C. các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực về kinh tế rất lớn.
- D. nho giáo và Đạo giáo bị nhà nước hạn chế phát triển trong xã hội.
Câu 25: Vì sao việc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ XIII là cơ sở dẫn đến sự ra đời nhiều vương quốc phong kiến mới ở Đông Nam Á?
A. Nhu cầu liên kết các quốc gia nhỏ và tộc người trong kháng chiến.
- B. Nhà Mông - Nguyên lập nên nhiều chính quyền tay sai ở Đông Nam Á.
- C. Nhiều tộc người mới (Thái, A-ri-an…) di cư đến Đông Nam Á.
- D. Các vương quốc Đông Nam Á tổ chức lại nhà nước sau chiến tranh.
Bình luận