Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Văn bản nào dưới đây quy định đầy đủ nhất về quy chế pháp lí các vùng biển Việt Nam và điều chỉnh các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam?

  • A. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc
  • B. Luật Biên giới quốc gia năm 2003
  • C. Luật Hàng hải năm 2005
  • D. Luật Biển Việt Nam năm 2012

Câu 2: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, quân dân Đại Việt phải chống lại các cuộc xâm lược của đội quân nào?

  • A. Tống, Mông -Nguyên, Thanh
  • B. Tống, Mông -Nguyên, Minh
  • C. Tống, Nguyên, Thanh
  • D. Tống, Minh, Thanh

Câu 3: Những eo biển quan trọng ở Biển Đông là

  • A. Ma-lắc-ca, Đài Loan, Ba-si
  • B. Hô - mốt, Lu-xôn, Ba-si
  • C. Mô-dăm-bích, Hô - mốt, Lu-xôn
  • D. Ma-lắc-ca, Đài Loan, Hô - mốt

Câu 4: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh là

  • A. Tốt Động - Chúc Động
  • B. Rạch Gầm - Xoài Mút
  • C. Chi Lăng - Xương Giang
  • D. Ngọc Hồi - Đống Đa

Câu 5:  Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử?

  • A. Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc
  • B. Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn và đoàn kết
  • C. Do quân giặc chủ động rút quân về nước
  • D. Kế sách đánh giặc của quân và dân Việt Nam đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

Câu 6: Hiện nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là đơn vị hành chính thuộc tỉnh hoặc thành phố nào?

  • A. Đà Nẵng và Khánh Hoà
  • B. Quảng Nam và Khánh Hoà
  • C. Quảng Ngãi và Quảng Nam
  • D. Đà Nẵng và Quảng Nam

Câu 7: Chiến thắng nào đã chấm dứt hoàn toàn tham vọng xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên năm 1288?

  • A. Đông Bộ Đầu
  • B. Vạn Kiếp 
  • C. Vân Đồn
  • D. Bạch Đằng

Câu 8: Đặc điểm địa lí chung của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là gì?

  • A. Diện tích các đảo lớn
  • B. Nằm ở trung tâm của Biển Đông
  • C. Các quần đảo gồm hàng nghìn hòn đảo nhỏ
  • D. Các đảo là đảo đá

Câu 9: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

  • A. Bãi bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển, các cơ quan do vua trực tiếp chỉ đạo
  • B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên
  • C. Ban hành bộ Luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình
  • D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình

Câu 10: Ý không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc?

  • A. Liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam
  • B. Được đông đảo nhân dân tham gia, hưởng ứng
  • C. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ một thời gian
  • D. Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc

Câu 11: Chính quyền thực dân Pháp đã có hoạt động để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?

  • A. Chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1974
  • B. Xây dựng cột hải đăng năm 1937
  • C. Cử quân đội đồn trú và yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép trong những năm 1946 - 1947
  • D. Thực hiện khảo sát khoa học vào năm 1925 và năm 1927

Câu 12: Quyết định nào của Lê Lợi tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Giảng hòa với quân Minh
  • B. Chuyển quân vào Nghệ An
  • C. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động
  • D. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá

Câu 13: Những quốc gia nào dưới đây tiếp giáp với Biển Đông?

  • A. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia
  • B. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia
  • C. Việt Nam, Trung Quốc,  Indonesia, Myanmar
  • D. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar

Câu 14: Bộ luật được ban hành dưới vua Lê Thánh Tông là:

  • A. Quốc triều hình phạt
  • B. Hình thư
  • C. Hình luật
  • D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 15: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như thế nào?

  • A. Từ Hát Môn, nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Trưng Trắc lên ngôi vua và đóng đô tại đây
  • B. Từ Hát Môn, nghĩa quân đánh chiếm Luy Lâu - trị sở của chính quyền đô hộ, Thái thú Tô Định bị giết tại trận
  • C. Từ Hát Môn, nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, rồi Cổ Loa và Luy Lâu - trị sở của chính quyền đô hộ, Thái thú Tô Định bỏ chạy về nước.
  • D. Từ Hát Môn, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm được Cổ Loa, đập tan gốc rễ của chính quyền đô hộ.

Câu 16: Trong quản lí hành chính, chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hoà ( Chính quyền Sài Gòn) đã thực hiện hoạt động nào dưới đây để quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  • A. Sáp nhập và tổ chức hai quần đảo thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh
  • B. Vẽ bản đồ, xây dựng hải quân
  • C. Khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế
  • D. Xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức họp báo tuyên bố chủ quyền

Câu 17: Trận đánh nào buộc quân Minh phải đầu hàng và rút quân về nước trong khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Bồ Ải - Trà Lân
  • B. Tốt Động - Chúc Động
  • C. Tân Bình - Thuận Hoá
  • D. Chi Lăng - Xương Giang

Câu 18: Năm 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng được tuyên bố tại hội nghị quốc tế nào?

  • A. Hội nghị Giơ-ven-nơ
  • B. Hội nghị Pốt-xđam
  • C. Hội nghị Pa-ri
  • D. Hội nghị Xan Phran-xi-xco

Câu 19: Thời Minh Mạng, bộ máy chính quyền địa phương trong các nước gồm

  • A. các châu, phủ, huyện
  • B. 30 tỉnh và 1 phủ
  • C. 20 tỉnh và 3 phủ
  • D. 34 tỉnh và 4 phủ

Câu 20: Đóng góp của phong trào Tây Sơn trong việc tiến quân ra Bắc, lật đổ chính quyền họ Trịnh là gì?

  • A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước
  • B. Xoá bỏ chia cắt Đằng Trong - Đằng Ngoài, đặt nền tảng cho thống nhất đất nước
  • C. Thiết lập một vương triều mới, đưa đất nước phát triển
  • D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác