Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Ở khu vực Biển Đông, các nước có các hoạt động kinh tế nào?

  • A. Thương mại, nông nghiệp, luyện kim
  • B. Ngân hàng, nông nghiệp, chế tạo ô tô
  • C. Thương mại, khai thác hải sản và dầu khí, du lịch
  • D. Khai thác hải sản và dầu khí, nông nghiệp, luyện kim

Câu 2: Việc xác lập chủ quyền và thực thi quản lí liên tục tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong các thế kỉ XVII, XVIII được thể hiện qua hoạt động của lực lượng nào?

  • A. Thuỷ sản
  • B. Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải
  • C. Quân đội triều đình
  • D. Đội Bắc Hải và thuỷ sản

Câu 3: Tầm quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là gì?

  • A. Phát triển lâm nghiệp
  • B. Phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt trồng lúa nước
  • C. Phát triển các cơ sở công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy móc
  • D. Xây dựng cơ sở hậu cần - kĩ thuật cho quốc phòng và kinh tế

Câu 4: Chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường Sa bằng biện pháp nào?

  • A. Xây dựng cột mốc chủ quyền, hải đăng, trạm khí tượng
  • B. Xây dựng nhà thờ, cột mốc chủ quyền và trường học
  • C. Cử quân đội đồn trú, xây dựng trường học, khai thác mỏ
  • D. Khai thác mỏ, xây dựng cột mốc chủ quyền và trường học

Câu 5:  Trong thời kì quân chủ, những tư liệu nào dưới đây đã góp phần khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  • A. Tượng đài lịch sử, ca dao tục ngữ
  • B. Bản đồ, tư liệu lịch sử 
  • C. Di tích ngọn hải đăng, cột mốc chủ quyền
  • D. Tác phẩm văn học, tượng đài lịch sử

Câu 6: Các cảng biển nào dưới đây nằm ở Biển Đông?

  • A. Singapore, Đà Nẵng, Van-cô-vơ
  • B. Hồng Công, Ham-buốc, La Spe-di-a
  • C. Singapore, Đà Nẵng, Ma-ni-la
  • D. Singapore, Ma-ni-la, Giê-noa

Câu 7: Triều đại quân chủ đã chính thức tổ chức lực lượng quân đội chính quy của Nhà nước chuyên trách làm nhiệm vụ thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường Sa là:

  • A. Triều Trần
  • B. Chúa Nguyễn
  • C. Triều Tây Sơn
  • D. Triều Nguyễn

Câu 8: Các quốc gia ven Biển Đông hiện đang có những hoạt động kinh tế nào trong khu vực biển này?

  • A. Du lịch, khai thác thuỷ sản và dầu khí
  • B.  Du lịch, khai khoáng, trồng cây công nghiệp
  • C. Khai khoáng, bảo tồn động - thực vật, thương mại
  • D. Tuần tra, khai thác dầu khí, lắp ráp tàu quân sự

Câu 9: Năm 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng được tuyên bố tại hội nghị quốc tế nào?

  • A. Hội nghị Giơ-ven-nơ
  • B. Hội nghị Pốt-xđam
  • C. Hội nghị Pa-ri
  • D. Hội nghị Xan Phran-xi-xco

Câu 10: Chính quyền thực dân Pháp đã sáp nhập quần đảo Hoàng Sa thành đơn vị hành chính thuộc tỉnh nào?

  • A. Thừa Thiên
  • B. Bà Rịa
  • C. Khánh Hoà
  • D. Sài Gòn

Câu 11: Biển Đông là khu vực giàu các tài nguyên thiên nhiên gì?

  • A. Kim cương, cát, sinh vật biển
  • B. Sinh vật biển, thiếc, dầu khí
  • C. Than đá, dầu khí, thiếc
  • D. Dầu khí, sinh vật biển, vàng

Câu 12: Tác phẩm nào dưới đây do Lê Quý Đôn biên soạn đã ghi chép về cương vực và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  • A. Đại Việt sử ký
  • B. Phủ biên tạp lục
  • C. Lịch triều hiến chương loại chí
  • D. Ức trai thi tập

Câu 13: Những quốc gia nào dưới đây tiếp giáp với Biển Đông?

  • A. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia
  • B. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia
  • C. Việt Nam, Trung Quốc,  Indonesia, Myanmar
  • D. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar

Câu 14: Ý nào dưới đây không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

  • A. Ban hành các văn bản pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam
  • B. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc
  • C. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông
  • D. Ban hành lệnh cấm đánh hải sản trên Biển Đông

Câu 15: Theo quy định của văn bản quốc tế nào dưới đây thì Việt Nam là quốc gia ven biển được phép thăm dò, khai thác khoảng 1 triệu km2 vùng biển và thềm lục địa trên Biển Đông?

  • A. Văn bản kí kết tại Hội nghị Hoà bình Phran-xi-xcô năm 1951
  • B. Hiệp định Pa-ri năm 1973
  • C. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc
  • D. Hiến chương ASEAN năm 2007

Câu 16: Đặc điểm địa lí chung của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là gì?

  • A. Diện tích các đảo lớn
  • B. Nằm ở trung tâm của Biển Đông
  • C. Các quần đảo gồm hàng nghìn hòn đảo nhỏ
  • D. Các đảo là đảo đá

Câu 17: Những công trình địa lí và lịch sử nào dưới đây của Việt Nam đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?

  • A. Đại Nam nhất thống toàn đồ, HOàng Việt Dư địa chí, Đại Nam thực lực
  • B. Hoàng Lê nhất thống chí, Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, Đại Việt sử ký toàn thư
  • C. An Nam đại quốc hoạ đồ, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí
  • D. Phủ biên tạp lục, Hoàng Lê nhất thống chí, An Nam đại quốc họa đồ

Câu 18: Những địa phương nào dưới đây có thể xây dựng cảng biển nước sâu?

  • A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh
  • B. Quảng Ninh, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu
  • C. Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định
  • D. Hải Phòng, Thái Bình, Thánh Hoá

Câu 19: Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?

  • A. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
  • B. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
  • C. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
  • D. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Câu 20: Dưới thời các chúa Nguyễn và Vương triều Tây Sơn, các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ gì ở khu vực Biển Đông?

  • A. Khai thác sản vật và ứng chiến với nạn cướp biển
  • B. Xây dựng cột mốc chủ quyền
  • C. Vẽ bản đồ
  • D. Buôn bán

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác