Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 10 cánh diều học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?
A. Tính tổng thể.
- B. Có trọng điểm.
- C. Tính toàn diện.
- D. Tính hài hoà.
Câu 2: Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh được thành lập vào thời gian nào?
A. 19 – 5 – 1941
- B. 19 – 7 – 1941
- C. 19 – 5 – 1942
- D. 12 – 5 – 1941
Câu 3: Hội nghị Diên Hồng được tổ chức tại kinh thành Thăng Long vào thời gian nào?
- A. 1287
B. 1285
- C. 1281
- D. 1295
Câu 4: Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc:
A. “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.”
- B. “Bảo đảm các dân tộc hợp tác, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.”
- C. “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, hài hòa và giúp nhau cùng phát triển.”
- D. “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng đi đến văn minh.”
Câu 5: Khai thác tư liệu dưới đây, em có suy luận gì về chính sách của nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỉ XII?
“Giáp Tý [1144], gả Công chúa Thiều Dung cho Dương Tự Minh [một thủ lĩnh người dân tộc Tày ở Thái Nguyên], phong Tự Minh làm Phò mã lang,... Tháng 5, cho Mậu Du Đô làm Thái sư, xa lĩnh việc các khê động dọc biên giới về đường bộ”.
(Theo Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 315)
- A. Triều đình gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc Tày ở Thái Nguyên.
- B. Triều đình nhà Lý phong tước, giao quyền quản lí miền biên giới cho thủ lĩnh địa phương.
- C. Triều đình nhà Lý quan tâm chăm lo đến các dân tộc thiểu số miền biên giới.
D. Triều đình nhà Lý thực hiện nhiều biện pháp để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc với các tộc người thiểu số miền biên giới.
Câu 6: Một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc được thể hiện thông qua tư liệu dưới đây là gì?
“Noi theo lá cờ đại nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân các quận, huyện nhất tề nổi dậy hưởng ứng “đánh phá các châu, quận" (Giao châu ngoại vực kì)... Khi Hai Bà Trưng “đánh hạ quận Giao Chỉ" thì người Man Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, cướp được 65 thành (Hậu Hán thư)...”
(Theo Phan Huy Lê, Tìm về cội nguồn, NXB Thế giới, Hà Nội, 2010, tr. 772)
- A. Truyền thống yêu nước.
- B. Đường lối lãnh đạo đấu tranh đúng đắn.
- C. Lực lượng tham gia đông đảo.
D. Truyền thống đoàn kết.
Câu 7: Nhóm ngữ hệ Nam Á gồm những nhóm ngôn ngữ nào sau đây?
- A. Tày - Thái và Môn - Khơ-me.
- B. Việt - Mường và Mã Lai - Đa Đảo.
C. Việt - Mường và Môn - Khơ-me.
- D. Việt - Mường và Tày - Thái.
Câu 8: Câu nào không đúng về phong tục/tập quán của người Kinh?
A. Rượu chè, nhậu nhẹt vẫn còn được bảo tồn và duy trì đến thời đại ngày nay.
- B. Từ xa xưa, người Kinh đã có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,...
- C. Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống thường trải qua các bước cơ bản như dạm, hỏi, cưới, lại mặt.
- D. Việc tổ chức tang ma của người Kinh cũng rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.
Câu 9: Với quá trình đô thị hoá, hình thức nào có tính chất gần với chợ truyền thống?
A. Siêu thị, trung tâm thương mại
- B. Trường học, viện nghiên cứu
- C. Trung tâm tài chính
- D. Công ty xuất bản sách
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về ăn uống của người Kinh?
A. Bún đậu và trà sữa là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh ở miền Bắc.
- B. Trong bữa ăn hằng ngày thường có các món canh, rau,... Đặc biệt, họ ưa dùng nước mắm, các loại mắm (tôm, cá, tép, cáy,...) và các loại cà muối, dưa muối.
- C. Tương và các loại gia vị như ớt, tỏi, gừng, cũng thường được sử dụng trong các bữa ăn.
- D. Món ăn của người Kinh ở miền Trung thường cay và mặn hơn các khu vực khác, trong khi ở miền Nam thường có nhiều món hơi ngọt và ít cay.
Câu 11: Nhà ở truyền thống của người Kinh thường được bố trí như thế nào?
A. Liên hoàn nhà – sân – vườn – ao
- B. Theo cấu trúc tối giản của giới thượng lưu phương Tây, phần để sống thì ở dưới cùng còn sân chơi, vườn, bề bơi thì ở các tầng trên.
- C. Theo hình thức bát quát, trong đó nhà ở cung Càn, vườn ở cung Ly,…
- D. Tự do
Câu 12: “Những kẻ ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con".
(Trích Chiếu của vua Lý Thánh Tông trong Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội, 1967, tr. 232)
Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của Vương triều Lý?
A. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
- B. Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò.
- C. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công.
- D. Bảo vệ trâu bò cho các gia đình nghèo.
Câu 13: Cục Bách tác là tên gọi của:
A. Các xưởng thủ công của Nhà nước.
- B. Cơ quan quản lí việc đắp đê.
- C. Các đồn điền sản xuất nông nghiệp.
- D. Cơ quan biên soạn lịch sử.
Câu 14: Hệ tư tưởng tôn giáo nào sau đây giữ địa vị thống trị ở Việt Nam trong các thế kỉ XV-XIX?
A. Nho giáo.
- B. Phật giáo.
- C. Công giáo.
- D. Đạo giáo.
Câu 15: Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây?
- A. Giáo dục.
B. Truyền đạo.
- C. Sáng tác văn học.
- D. Sử dụng trong cung đình.
Câu 16: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sinh (Thừa Thiên Huế) là những làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực nào?
- A. Đúc đồng.
- B. Điêu khắc gỗ.
- C. Gốm sứ.
D. Tranh dân gian.
Câu 17: Văn minh Đại Việt giai đoạn đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX có đặc điểm gì?
A. Có những dấu hiệu đình trệ và lạc hậu
- B. Tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc
- C. Gần như bị thay thế bởi văn minh phương Tây
- D. Bị đàn áp và không còn chỗ đứng trong xã hội.
Câu 18: Sự việc nào đã chấm dứt thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt?
- A. Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn.
- B. Vua Minh Mạng ra Hoàng Việt luật lệ.
C. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ cai trị
- D. Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Câu 19: Tầng lớp nào trong xã hội Phù Nam được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao?
- A. Vua, hoàng tộc
B. Giới quý tộc và tu sĩ
- C. Giới thương nhân
- D. Nông dân, thợ thủ công.
Câu 20: Nhà nước Phù Nam mang tính chất của:
- A. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Tây
B. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
- C. Nhà nước quân chủ lập hiến kiểu phương Tây
- D. Nhà nước quân chủ lập hiến kiểu phương Đông
Câu 21: Người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng của mình trên cơ sở tiếp nhận chữ nào?
- A. Chữ Hán
- B. Chữ Nôm
- C. Chữ Quốc ngữ
D. Chữ Phạn
Câu 22: Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?
A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Hồi giáo.
- C. Công giáo.
- D. Nho giáo.
Câu 23: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Đất đai màu mỡ.
- B. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.
- C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
D. Khoáng sản phong phú.
Câu 24: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là:
- A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.
B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.
- C. Nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.
- D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
Câu 25: Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.
- B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
- C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...
- D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
Bình luận