Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 10 cánh diều học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là:
- A. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
B. Sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt trong từng bối cảnh cụ thể.
- C. Yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.
- D. Công việc cần phải quan tâm chú ý.
Câu 2: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?
- A. 23/06
- B. 30/04
- C. 02/09
D. 18/11
Câu 3: Nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
- A. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết".
- B. Đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
C. Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau cùng phát triển.
- D. Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.
Câu 4: Ba nguyên tắc phát triển khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng là gì?
- A. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
- B. Đoàn kết, Thương yêu và Hăng hái.
- C. Đoàn kết, Gắn bó và Yêu nhau sâu đậm.
D. Đoàn kết, Bình đẳng và Tương trợ nhau cùng phát triển.
Câu 5: Đâu không một nghề thủ công mà người Kinh đã phát triển từ sớm?
- A. Gốm
- B. Dệt
- C. Rèn sắt
D. Chuyển phát thư từ
Câu 6: Hình thức họp chợ chủ yếu ở các dân tộc vùng cao như Hmông, Dao, Tày, Nùng, Thái,... là gì?
- A. Chợ làng, chợ huyện
- B. Chợ trên sông
- C. Chợ nổi
D. Chợ phiên
Câu 7: Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thời nào sau đây?
- A. Thời Đinh – Tiền Lê,
- B. Thời Lý.
- C. Thời Trần.
D. Thời Lê sơ.
Câu 8: Bữa ăn hàng ngày của các dân tộc ít người ở Tây Bắc thường có gì?
- A. Thịt của các loài mãnh thú săn bắn được: hổ, sư tử, báo, đại bàng.
- B. Hải sản từ các con sông
- C. Cơm gà và Sting
D. Xôi, ngô
Câu 9: Các dân tộc Tây Nguyên thường sử dụng gì để đi lại?
A. Voi, ngựa.
- B. Xe máy, ô tô
- C. Máy bay, tàu thuỷ
- D. Đi bộ
Câu 10: Người dân tộc nào tổ chức tết năm mới vào đầu tháng Mười âm lịch?
- A. Người Hà Nhì
B. Người Lào
- C. Người Ba-na
- D. Các dân tộc thiểu số phía Nam
Câu 11: Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
- A. Tính đa dạng.
- B. Tính bản địa.
- C. Tính vùng miền.
D. Tính thống nhất.
Câu 12: Thiết chế chính trị thời Lý – Trần có đặc trưng nào sau đây?
A. Tập quyền thân dân.
- B. Quan liêu.
- C. Chuyên chế.
- D. Phân quyền.
Câu 13: Để khuyến khích nghề nông phát hiện nghi lễ nào sau đây?
- A. Lễ Tịch điền.
- B. Lễ cúng cơm mới.
C. Lễ cầu mùa.
- D. Lễ đâm trâu.
Câu 14: Sự kiện nhà Lý cho dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm 1048 đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến?
A. Trọng nông.
- B. Bế quan toả cảng.
- C. Trọng thương.
- D. Ức thương.
Câu 15: Thời gian tồn tại của Đại Việt từ:
- A. Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
B. Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX
- C. Từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX
- D. Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XX
Câu 16: Đâu không phải một cơ sở hình thành văn minh Đại Việt?
- A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
- B. Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt
C. Tích cực mở rộng lực lượng vũ trang, luôn trong trạng thái phòng ngự, không để kẻ địch thừa cơ tấn công.
- D. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn minh bên ngoài.
Câu 17: Đâu không phải một thương cảng của Chăm-pa?
- A. Cù lao Chàm
B. Vân Đồn
- C. Thị Nại
- D. Đại Chăm
Câu 18: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?
- A. Chữ Hán.
B. Chữ Phạn.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ Nôm.
Câu 19: Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì?
- A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.
- B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.
- C. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.
D. Hình thành ở lưu vực các con sông.
Câu 20: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Phù Nam?
- A. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, tổ chức nhà nước ngày càng được hoàn thiện.
- B. Phù Nam là một trong những trung tâm buôn bán thương mại quan trọng bậc nhất ở thời kì thịnh vượng.
C. Cư dân Phù Nam có tín ngưỡng phồn thực (thờ Hải Long)
- D. Một số nghề thủ công và nông nghiệp ở Phù Nam khá phát triển.
Câu 21: Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hoá nào?
- A. Tiền Phù Nam
B. Tiền Óc Eo
- C. Hương Cảng
- D. Sài Gòn
Câu 22: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu quả nào dưới đây?
- A. Vùng đồng bằng các sông lớn được khai phá.
- B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành gồm mĩ nghệ.
C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
- D. Phổ biến việc dùng cày với sức kéo của trâu, bò.
Câu 23: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?
- A. Văn hoá Sa Huỳnh.
B. Văn hoá Đông Sơn
- C. Văn hoá Óc Eo.
- D. Văn hoá Đồng Nai.
Câu 24: Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây?
A. Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
- B. Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.
- C. Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn.
- D. Các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ.
Câu 25: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh.
- B. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có nhiều sông lớn.
- C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
D. Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan đẹp.
Bình luận