Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 10 cánh diều học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Năm dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ cao xuống thấp là:
A. Kinh, Tày, Thái, Khơ-me, H’mông.
- B. Kinh, Tày, Thái, Mường, Nùng
- C. Kinh, Tày, Thái, Mường, H’mông.
- D. Kinh, Tày, Nùng, Mường, H’mông.
Câu 2: Ở thời kì ban đầu của lịch sử Việt Nam, khối đoàn kết dân tộc đã được hình thành từ yêu cầu gì?
- A. Liên kết để tạo nên một nhà nước với quyền uy và sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động.
B. Liên kết để trị thuỷ, làm thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và tập hợp lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- C. Của sự nghiệp lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phong trào cách mạng của nhân dân ta.
- D. Liên kết chống thiên tai, bão lũ phục vụ trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp.
Câu 3: Truyền thuyết nào là minh chứng về khối đại đoàn kết dân tộc ngay từ thuở bình minh lịch sử?
A. Con Rồng cháu Tiên
- B. Nữ Oa vá trời
- C. Thành Gióng
- D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Câu 4: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng:
- A. Trở nên rời rạc, thiếu gắn kết
- B. Tan hoang, không một ai biết đến đoàn kết là gì
C. Được củng cố, mở rộng, phát triển
- D. Trở thành luồng sinh khí mới cho sự phát triển của y khoa Việt Nam
Câu 5: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam phát triển đến đỉnh cao thông qua tổ chức nào?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Quốc hội do nhân dân bầu ra.
C. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.
- D. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Câu 6: Năm dân tộc có số dân ít nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ thấp lên cao là:
A. Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Ngái, Si La.
- B. Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La.
- C. Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống.
- D. Ơ Đu, Brâu, Ngái, Pu Péo, Si La.
Câu 7: Ngữ hệ là gì?
- A. Là ngôn ngữ chính của một nhóm các dân tộc.
- B. Là một nhóm các dân tộc nói chung một ngôn ngữ.
C. Là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau.
- D. Là ngôn ngữ riêng của một dân tộc.
Câu 8: Cồng chiêng là loại nhạc khí của các dân tộc thuộc khu vực nào sau đây ở Việt Nam?
- A. Đông Bắc.
- B. Nam Trung Bộ.
- C. Tây Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 9: Các dân tộc thiểu số phân bố phần lớn ở:
- A. Mọi miền đất nước
- B. Vùng duyên hải, hải đảo
C. Miền núi, trung du, cao nguyên
- D. Đồng bằng
Câu 10: Cư dân Đại Việt không đạt được những thành tựu nào sau đây trong nông nghiệp?
- A. Cải tiến kĩ thuật thâm canh lúa nước.
B. Chiếm 30% thị phần xuất khẩu gạo ở khu vực.
- C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.
- D. Mở rộng diện tích canh tác
Câu 11: Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là:
A. Kinh tế hướng nội.
- B. Độc tôn Nho giáo.
- C. Kinh tế hướng ngoại.
- D. Tính thống nhất.
Câu 12: “Tam giáo đồng nguyên" là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?
- A. Nho giáo – Phật giáo – Công giáo.
B. Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo.
- C. Phật giáo – Ấn Độ giáo – Công giáo.
- D. Phật giáo – Bà La Môn giáo – Nho giáo.
Câu 13: Văn minh Đại Việt kéo dài trong bao lâu?
A. Gần 1000 năm
- B. Gần 500 năm
- C. Gần 2000 năm
- D. Gần 200 năm
Câu 14: Một trong những triều đại gắn liền với văn minh Đại Việt là:
A. Trần
- B. Hán
- C. Đường
- D. Tống
Câu 15: Văn minh Đại Việt còn được gọi là gì?
- A. Văn minh Thăng Long
- B. Văn minh Đông Kinh
- C. Văn minh phương Nam
D. Văn minh An Nam
Câu 16: Sự kiện nào mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc?
- A. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (sau đổi thành Thăng Long)
B. Năm 938, sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương
- C. Năm 1010, nhà Lý thành lập
- D. Năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt.
Câu 17: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính nào?
- A. Việt và Chăm
B. Chăm và Nam
- C. Nam và Kra-mu-ka-vam-sa
- D. Dừa và Cau
Câu 18: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phủ là một cơ sở cho nghề luyện kim phát triển sớm ở Việt Nam.
- B. Nhu cầu bảo vệ cuộc sống của cộng đồng là một cơ sở để hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
C. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều được hình thành trên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- D. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam có hoạt động kinh tế đa dạng, trên cơ sở phát triển nông nghiệp.
Câu 19: Nhà nước tiền thân của Chăm-pa là:
- A. Âu Lạc
- B. Đại Việt
C. Lâm Ấp
- D. Sa Huỳnh
Câu 20: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là:
- A. Âu Lạc
- B. Đại Việt.
C. Văn Lang.
- D. Đại Cổ Việt.
Câu 21: Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?
A. Đông Anh (Hà Nội).
- B. Phong Châu (Phú Thọ).
- C. Trà Kiệu (Quảng Nam).
- D. Chà Bàn (Bình Định).
Câu 22: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là:
A. Đúc đồng, làm đồ gốm, dệt vải.
- B. Đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm.
- C. Làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.
- D. Đóng tàu, đánh cá, đồ gốm, dệt vải.
Câu 23: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán:
- A. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.
B. Làm nhà trên sông nước.
- C. Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.
- D. Nhuộm răng đen, ăn trầu.
Câu 24: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do:
A. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thuỷ lợi.
- B. Yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.
- C. Thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.
- D. Yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 25: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm:
A. Vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.
- B. Vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.
- C. Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
- D. Vua, quý tộc, tư sản, thị dân.
Bình luận