Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 10 cánh diều học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?
- A. Chính xác, kịp thời, nhân văn.
B. Khách quan, trung thực, tiến bộ
- C. Trung thực, công bằng, tiến bộ.
- D. Công bằng, trung thực, khách quan.
Câu 2: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành những loại hình cơ bản nào?
A. Lời nói - truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn.
- B. Lời nói, vật chất, tinh thần, văn tự.
- C. Truyền khẩu, chữ viết, công cụ.
- D. Lời nói - truyền khẩu, tranh ảnh, chữ viết, tài sản.
Câu 3: Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gi?
- A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gich.
- B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.
- C. Phương pháp liên ngành và phương phép lịch sử.
D. Phương pháp lịch sử, lô-gich, lịch đại, đồng đại, liên ngành.
Câu 4: Sự kiện chiến thắng ngày 30/4/1975 có rất nhiều thước phim lịch sử, các bức ảnh chụp, băng ghi âm,…ghi lại thời điểm Quân giải phóng húc đổ cánh cổng sắt của Dinh Độc Lập, nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng,….Đây là nguồn sử liệu gì?
- A. Sử liệu thứ cấp.
- B. Sử liệu hiện vật.
C. Sử liệu sơ cấp.
- D. Sử liệu hình ảnh.
Câu 5: Những nền văn minh nào sau đây phát triển liên tục từ thời kì cổ đại đến
thời kì trung đại?
- A. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.
B. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trưng Hoa.
- C. Văn minh Ai Cập và văn minh thời Phục hưng.
- D. Văn minh Ai Cập và văn minh Ấn Độ.
Câu 6: Điểm chung của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa là gì?
A. Đều phát triển ở thời kì cổ đại và trung đại.
- B. Chỉ phát triển ở thời kì cổ đại.
- C. Chỉ phát triển ở thời kì trung đại.
- D. Đều hình thành vào thế kỉ Í TCN.
Câu 7: Những nền văn minh nào sau đây phát triển ở thời kì trung đại?
A. Văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa và văn minh thời Phục hưng.
- B. Văn minh Hy Lạp, văn minh La Mã và văn minh thời Phục hưng.
- C. Văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.
- D. Văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
Câu 8: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu?
- A. Trung Quốc.
- B. Ấn Độ.
- C. Hy Lạp, La Mã.
D. Tây Á, Đông Bắc châu Phi.
Câu 9: Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?
- A. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.
- B. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
C. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.
- D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
Câu 10: Nền văn minh nào dưới đây ra đời sớm nhất trên thế giới?
- A. Trung Quốc.
- B. Ấn Độ.
C. Ai Cập.
- D. Hy Lạp.
Câu 11: Kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Hy Lạp - La Mã là gì?
- A. Trồng trọt và chăn nuôi.
- B. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- C. Thương nghiệp và nông nghiệp.
D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 12: Lực lượng lao động chính ở các quốc gia cổ đại Hy Lạp - La Mã là gì?
- A. Chủ nô.
B. Nô lệ.
- C. Nông dân.
- D. Quý tộc.
Câu 13: Xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại gồm hai giai cấp cơ bản nào?
- A. Địa chủ và nông dân.
- B. Quý tộc và nông dân.
- C. Chủ nô và nông dân công xã.
D. Chủ nô và nô lệ.
Câu 14: Địa bàn sinh sống của cư dân ở Địa Trung Hải là ở đâu?
- A. Nông thôn.
- B. Miền núi.
C. Thành thị.
- D. Trung du.
Câu 15: Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc:
A. Bảo tồn.
- B. Kiểm kê định kì.
- C. Xây dựng, khai thác.
- D. Trùng tu, làm mới.
Câu 16: Sử học đóng vai trò gì đối với ngành công nghiệp văn hoá?
- A. Cung cấp kiến thức chuyên ngành, quản lí và khai thác hoạt động, định hướng chiến lược phát triển của ngành.
- B. Là lĩnh vực trọng tâm, phục vụ công tác quản lí, quyết định chiến lược phát triển của ngành.
C. Cung cấp những trí thức liên quan đến ngành, hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng, nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững.
- D. Là lĩnh vực định hướng hoạt động, có ảnh hưởng quyết định đổi với sự phát
triển của ngành.
Câu 17: Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?
- A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
- D. Đáp ứng yêu cầu quảng bả hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
Câu 18: Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?
A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.
- B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.
- C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
- D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.
Câu 19: Tại Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người từ:
- A. Thời đồ đồng.
B. Thời đồ đá.
- C. Đầu Công nguyên.
- D. Thời đồ sắt.
Câu 20: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
- A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.
- B. Mùa mưa tương đối nóng.
C. Gió mùa kèm theo mưa.
- D. Khí hậu mát, ẩm.
Câu 21: Đánh giá nào dưới đây đúng nhất về nền văn hoá Đông Nam Á thời phong kiến?
A. Tiếp thu, chọn lọc văn hoá bên ngoài và xây dựng được nền văn hoá riêng với những giá trị tinh thần độc đáo.
- B. Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hoá bên ngoài, nhất là văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ.
- C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá một số nước phương Tây được du nhập bởi những thương nhân châu Âu.
- D. Mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá bên ngoài.
Câu 22: Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, phát minh kĩ thuật ra đời dựa trên điều gì?
- A. Việc cải tiến công cụ sản xuất.
- B. Sự phát triển của văn minh nhân loại.
C. Sự phát triển của khoa học cơ bản.
- D. Việc tìm ra các loại vật liệu mới.
Câu 23: Thành tựu nào trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người?
- A. Máy tự động và hệ thống máy tự động.
B. Cách mạng xanh và công nghệ sinh học.
- C. Năng lượng mới và vật liệu mới.
- D. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Câu 24: Ý nào không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
- A. Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX.
- B. Xu thế toàn cầu hoá.
C. Cuộc đua vũ trang giữa các cường quốc.
- D. Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hoá thạch.
Câu 25: Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?
A. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.
- B. Máy bay, máy tính, internet, vệ tinh nhân tạo.
- C. Máy tính, rô-bốt, internet, trí tuệ nhân tạo.
- D. Tên lửa, rô-bốt, intemet, vệ tinh nhân tạo.
Bình luận