Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 10 cánh diều học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ ba diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản có ý nghĩa gì?
- A. Giải quyết được những vấn đề kĩ thuật phục vụ cho cuộc sống và sản xuất.
- B. Tạo cơ sở khoa học giúp con người phát minh ra các vật liệu mới.
- C. Khoa học và kĩ thuật kết hợp thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
D. Tạo cơ sở lí thuyết cho các ngành khoa học khác và là nền móng của tri thức.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội và văn hoá?
A. Thách thức với văn hoá các dân tộc trên thế giới trong thời đại công nghiệp 4.0, hiện nay là sự phát sinh tình trạng văn hoá “lai căng".
- B. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ở trình độ cao hơn so với các cuộc cách mạng trước đó.
- C. Cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại mang tính chất kinh tế - xã hội nhiều hơn.
- D. Thách thức với văn hóa các dân tộc trên thế giới trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay là nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống.
Câu 3: Một trong những điểm giống nhau về bối cảnh lịch sử tác động đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư là gì?
- A. Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đặt ra yêu cầu mới.
B. Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng cao.
- C. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ngày càng gay gắt.
- D. Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức cho các nước.
Câu 4: Thành tựu nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là các ngành nào?
A. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
- B. Toán học, vật lí học, hoá học, sinh học.
- C. Điện tử, viễn thông, giao thông vận tải.
- D. Công nghệ vũ trụ, năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân.
Câu 5: Máy tính cá nhân đầu tiên do ai phát minh?
- A. Stip Gióp.
- B. Bin Gết.
- C. Prét-pơ Éc-cơ.
D. Pôn A-len và Bin Gết.
Câu 6: Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
- A. Thuộc Thái Bình Dương.
- B. Trải rộng ở Nam bán cầu.
C. Trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
- D. Thuộc Ấn Độ Dương
Câu 7: Địa hình Đông Nam Á bao gồm:
A. Cả phần lục địa và hải đảo.
- B. Các bán đảo.
- C. Các quần đảo.
- D. Nhiều đồng bằng rộng lớn.
Câu 8: Một trong những quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam cũng được coi là một vương quốc hàng hải hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á khoảng 7 thế kỉ đầu Công nguyên là:
- A. Văn Lang – Âu Lạc.
B. Chăm-pa.
- C. Chân Lạp.
- D. Phù Nam.
Câu 9: Nền văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là:
A. Nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
- B. Nền văn minh nông nghiệp.
- C. Nền văn minh sông nước.
- D. Nền văn minh thương mại biển.
Câu 10: Vùng đất hình thành Vương quốc hàng hải Sri Vi-giay-a (thế kỉ VII – XIII) ngày nay thuộc quốc gia nào?
- A. Phi-líp-pin.
B. In-đô-nê-xi-a.
- C. Bru-nây.
- D. Thái Lan.
Câu 11: Năm 2008, loại hình nghệ thuật được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể thể đại diện của nhân loại là
- A. Nhã nhạc cung đình Huế.
- B. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
- B. Hát xoan.
D. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
Câu 12: Sử học có vai trò gì đối với ngành công nghiệp văn hóa?
- A. Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu.
- B. Góp phần lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa.
C. Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành.
- D. Quảng bá các giá trị văn hóa.
Câu 13: Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới vào năm
A. 1993.
- B. 1995.
- C. 1999.
- D. 2001.
Câu 14: Đâu là vai trò của lịch sử văn hóa đối với sự phát triển du lịch?
A. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển du lịch.
- B. Đưa đến kế hoạch chiến lược phát triển du lịch trong thực tế ảo tương lai.
- C. Hỗ trợ, quảng bá và thúc đẩy ẩm thực.
- D. Thúc đẩy phát triển du lịch trong khoảng thời gian ngắn.
Câu 15: Một số tỉnh, thành phố ở nước ta có tổng thu cao từ du lịch là
A. Quảng Bình, Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Lào Cai, Kiên Giang.
- B. Quảng Bình, Hà Nội, Huế.
- C. Lào Cai, Kiên Giang.
- D. Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 16: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp thời cổ đại thuận lợi cho việc trồng cây nào?
- A. Lúa nước.
B. Nho, ô liu.
- C. Các loại hoa.
- D. Hoa màu.
Câu 17: Văn minh có mối liên hệ chặt chẽ với
A. Văn hóa.
- B. Tư tưởng chính trị.
- C. Tôn giáo, tín ngưỡng.
- D. Phong tục, tập quán.
Câu 18: Văn hóa là
- A. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
- B. Toàn bộ những giá trị văn hóa và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn cao của xã hội.
C. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Câu 19: Đâu là một trong những nguyên tắc cơ bản của sử học:
- A. Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học.
- B. Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học và tiến bộ nhân văn.
C. Dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều.
- D. Đảm bảo đúng hiện thực lịch sử được phản ánh.
Câu 20: Nguồn sử liệu thứ cấp:
A. Được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu.
- B. Là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học.
- C. Được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu.
- D. Là tài liệu tham khảo.
Câu 21: Văn minh
A. Là trạng trái phát triển cao của nền văn hóa.
- B. Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- C. Xuất hiện cùng với loài người.
- D. Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ trước đến nay.
Câu 22: Văn minh và văn hóa có điểm giống nhau
- A. Là trạng thái phát triển cao của xã hội loài người.
- B. Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ trước đến nay.
C. Là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.
- D. Là toàn bộ những giá trị văn hóa và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn cao của xã hội.
Câu 23: Điểm chung nổi bật của các nền văn minh lớn ở phương Đông là
- A. Hình thành ở ven biển, đồng bẳng nhỏ hep.
- B. Hình thành trên những vùng đất đai khô cằn.
C. Hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
- D. Hình thành khi có công cụ lao động bắt sắt xuất hiện.
Câu 24: Điểm chung nổi bật về sự ra đời của hai nền văn minh lớn ở phương Tây là
- A. Hình thành ở ven biển, đồng bẳng nhỏ hep, đất đai khô cằn.
- B. Hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
- C. Hình thành ở những vùng nông nghiệp có điều kiện phát triển.
D. Hình thành ở những vùng buôn bán, sát xuất phát triển mạnh mẽ.
Câu 25: Nền văn minh nào ở phương Đông tiếp tục phát triển đến khi bị các nước thực dân phương Tây đô hộ và xâm lược?
- A. Văn minh Ai Cập.
- B. Văn minh Lưỡng Hà và Ấn Độ.
C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
- D. Văn minh Trung Hoa và văn minh Ai Cập.
Bình luận