Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".

Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?

  • A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản
  • B. Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
  • C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài, tương đối ổn định
  • D. Hiến pháp 

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?

  • A. Động lực cho sản xuất phát triển.
  • B. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất.
  • C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
  • D. Quyết định phân phối thu nhập.

Câu 3: “Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì nguyên tắc này đã được quy định tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Nguyên tắc này đề cập tới vấn đề quyền lực nhà nước ở Việt Nam được tổ chức thực hiện trong bộ máy nhà nước như thế nào.
  • B. Đúng, vì đây là nguyên tắc mang tính bắt buộc ở các nước đã khẳng định quyền dân chủ, bảo vệ toàn bộ quyền lợi chính đáng của con người theo quy định của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
  • C. Sai, vì nguyên tắc này không được quy định ở bất cứ điều khoản nào trong Hiến pháp mà trong thực tế cũng không hoạt động như vậy.
  • D. Sai, vì Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa Đảng viên cấp cao, nắm những chức vị quan trọng như Chủ tịch Quốc hội, thủ tướng,…

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là sai?

  • A. Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nền nhân dân có thể tự ý quyết định làm bất cứ việc gì mà mình muốn.
  • B. Học sinh có thể thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc bằng cách không chia sẻ những thông tin có nội dung sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
  • C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần quan tâm, tạo điều kiện để mọi người dân phát huy quyền làm chủ đối với đất nước.
  • D. Bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.

Câu 5: “Quyền con người không bị giới hạn.” Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng vì, điều này đã được quy định tại khoản 2, Điều 16 Hiến pháp năm 2013 về giới hạn của quyền con người.
  • B. Đúng vì con người luôn được tự do làm những gì mình muốn, như thế mới tạo nên một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc.
  • C. Sai, vì quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.
  • D. Sai vì công dân vẫn bị giới hạn bởi một số quyền 

Câu 6: “Quyền con người không bị giới hạn.” Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng vì, điều này đã được quy định tại khoản 2, Điều 16 Hiến pháp năm 2013 về giới hạn của quyền con người.
  • B. Đúng vì con người luôn được tự do làm những gì mình muốn, như thế mới tạo nên một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc.
  • C. Sai, vì quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.
  • D. Sai vì công dân vẫn bị giới hạn bởi một số quyền 

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về nội dung kinh tế được quy định tại Hiến pháp năm 2013?

  • A. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, ngoài trừ thành phần kinh tế nhà nước được hưởng những đặc quyền nhất định thì tất cả các thành phần khác đều bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
  • B. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
  • C. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
  • D. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Câu 8: Đâu không phải là một vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013?

  • A. Tạo việc làm cho người lao động
  • B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
  • C. Tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định
  • D. Tập trung nhiều hơn vào hỗ trợ đời sống vật chất cho những người dân ở thành phố, ít hơn cho người dân ở miền núi.

Câu 9: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những cơ quan nào?

  • A. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
  • B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử. 
  • C. Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử.
  • D. Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Câu 10: Để thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?

  • A. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
  • B. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia
  • C. Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước
  • D. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước

Câu 11: Quyền lực .................... là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền...................., ...................., ....................

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Nhà nước, lập pháp, hành pháp, tư pháp.
  • B. Đảng, xây dựng, thực thi và đánh giá.
  • C. chính trị, tự do, dân chủ, vì dân.
  • D. các bộ, điều hành, điều tra, khen thưởng.

Câu 12: gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước ................... về những quyết định của mình.

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Nhà nước, Nhân dân.
  • B. Đảng, Nhân dân
  • C. Nhà thầu, Nhân dân
  • D. Tổ quốc, Nhân dân.

Câu 13: Nguyên tắc bắt buộc đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  • A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân.
  • B. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền và hoạt động bằng quyền lực nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
  • C. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật.
  • D. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân từ nhiều đảng phái chính trị trong nước thành lập nên và hoạt động để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

Câu 15: Thủ tướng Chính phủ của nước ta năm 2022 là ai?

  • A. Nguyễn Thị Kim Ngân
  • B. Nguyễn Xuân Phúc
  • C. Phạm Minh Chính
  • D. Nguyễn Sinh Hùng

Câu 16: Công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của:

  • A. Quốc hội.
  • B. Thủ tướng Chính phủ.
  • C. Chủ tịch Quốc hội.
  • D. Chủ tịch nước.

Câu 17: Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân không bao gồm:

  • A. Khởi tố bị can
  • B. Điều tra bị can và các quan chức cùng thực hiện việc điều tra, các quan chức nắm quyền tại nơi mà bị can sinh sống.
  • C. Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội
  • D. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm.

Câu 18: Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân không bao gồm:

  • A. Khởi tố bị can
  • B. Điều tra bị can và các quan chức cùng thực hiện việc điều tra, các quan chức nắm quyền tại nơi mà bị can sinh sống.
  • C. Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội
  • D. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm.

Câu 19: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tháng 11/2022 là ai?

  • A. Phan Văn Mãi
  • B. Nguyễn Văn Tùng
  • C. Lê Trung Chinh
  • D. Trần Sỹ Thanh

Câu 20: Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội tháng 11/2022 là ai?

  • A. Nông Đức Mạnh
  • B. Phùng Thị Hồng Hà
  • C. Nguyễn Ngọc Tuấn
  • D. Chu Ngọc Anh

Câu 21: Ý kiến nào sau đây không đúng?

  • A. Tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy nhà nước.
  • B. Khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, người dân có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo.
  • C. Cơ quan nhà nước cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
  • D. Những vấn đề quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước được quyết định bởi tập thể, người lãnh đạo không được quyền tự ý quyết định.

Câu 22: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không được thể hiện qua phương diện nào?

  • A. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn cho Nhà nước
  • B. Đảng thi hành pháp luật tại địa phương
  • C. Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước
  • D. Đảng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Câu 23: Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền …(1)… và được giao cho các cơ quan …(2)… thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung là …(3)…

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. lập pháp, hành pháp, tư pháp; tương ứng; phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.
  • B. lập pháp, hành pháp, tư pháp; cấp dưới; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.
  • C. tuân thủ, thực thi, sử dụng, áp dụng; tương ứng, phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc
  • D. tuân thủ, thực thi, sử dụng, áp dụng; cấp dưới; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.

Câu 24: “N luôn tìm hiểu và bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung về hoạt động mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với nhân dân và xã hội.” Em có đồng tình với hành vi này không?

  • A. Đồng tình, vì hành vi của N đã đáp ứng được nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • B. Đồng tình, vì hành vi của N là đúng. Việc làm của N giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước.
  • C. Không đồng tình, vì hành vi của N đã vi phạm nghĩa vụ của công dân trong việc phát tán các thông tin mật của Nhà nước.
  • D. Không đồng tình, vì hành vi của N là sai. Việc làm của N sẽ khiến nhân dân và xã hội hiểu hơn về bộ mặt giả tạo của bộ máy nhà nước.

Câu 25: “D kiên quyết từ chối in tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Em có đồng tình với hành vi này không?

  • A. Đồng tình. Vì hành động kiên quyết từ chối in tài liệu của D là thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền đất nước. D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xấu.
  • B. Đồng tình. Vì các tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước thường được các đối tượng phản động sử dụng để chống phá Nhà nước, đây là hành vi pháp luật nghiêm cấm. D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xấu.
  • C. Không đồng tình. Vì D đã vi phạm nguyên tắc quyền lực nhà nước là sự thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
  • D. Không đồng tình. Vì “không có lửa làm sao có khói”, rõ ràng bộ máy nhà nước đã có những vấn đề tiêu cực, không dám cho nhân dân biết nên những tài liệu này là những tài liệu hữu ích, việc từ chối của D là không nên.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác