Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Là công dân Việt Nam, chúng ta phải có nghĩa vụ:

  • A. Tiêu diệt hoàn toàn Hiến pháp
  • B. Xoá bỏ những điều không đúng trong Hiến pháp
  • C. Tuân thủ Hiến pháp
  • D. Lật đổ hệ tư tưởng trong Hiến pháp

Câu 2: Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm".

Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?

  • A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản
  • B. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
  • C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài, tương đối ổn định
  • D. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.

Câu 3: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về:

  • A. Nhân dân
  • B. Quan chức
  • C. Đảng Cộng sản
  • D. Chủ tịch nước

Câu 4: “Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo”. Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì điều này đã được quy định tại Điều 50 Hiến pháp 2013.
  • B. Đúng, vì điều này đã được quy định tại Điều 50 Hiến pháp 2013 về tổ chức hành chính, chính trị của nước Việt Nam.
  • C. Sai, vì Đảng lãnh đạo, Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị thực hiện quyền lực nhà nước.
  • D. Sai, vì cơ quan hành pháp là bộ phận giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo, Nhà nước giữ vai trò điều tiết lưu thông.

Câu 5: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 từ:

  • A. Điều 1 đến điều 13
  • B. Điều 14 đến điều 49
  • C. Điều 49 đến điều 62
  • D. Điều 63 đến điều 90

Câu 6: “Quyền con người và quyền công dân là một.” Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và quyền công dân.
  • B. Đúng, vì “quyền công dân” và “quyền con người” chỉ là hai cách gọi có thể thay thế cho nhau, không nhằm chỉ các nội dung khác nhau.
  • C. Sai, vì quyền con người có mối tương quan về lý thuyết và thực tiễn cuộc sống so với luật pháp quy định.
  • D. Sai, vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ không đồng nhất. Quyền con người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.

Câu 7: Để góp phần thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục, chúng ta cần:

  • A. Tin tưởng và thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật về giáo dục và đào tạo
  • B. Không ngừng nâng cao trình độ học vấn và trang bị tri thức vững vàng
  • C. Có phương pháp học tập chủ động, tích cực, xây dựng ý thức tự học, ...
  • D. Tin tưởng và thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật về giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ học vấn và trang bị tri thức vững vàng, có phương pháp học tập chủ động, tích cực, xây dựng ý thức tự học, ...

Câu 8: Theo Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế như thế nào?

  • A. Nền kinh tế theo mô hình tư bản chủ nghĩa nhưng có sự chỉnh sửa, hướng tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
  • B. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
  • C. Nền kinh tế tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiều thành phần sở hữu, hướng tới mục tiêu dân giàu, xã hội hiện đại.
  • D. Nền kinh tế theo mô hình kinh tế tư bản 

Câu 9: Đâu không phải một cơ quan, thiết chế tạo thành bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Quốc hội
  • B. Cục Dự trữ và Nghiên cứu, phát triển năng lượng xanh
  • C. Hội đồng nhân dân
  • D. Kiểm toán nhà nước

Câu 10: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không gồm cơ quan nào sau đây?

  • A. Cơ quan lập pháp
  • B. Cơ quan hành pháp
  • C. Cơ quan tư pháp
  • D. Cơ quan tạo pháp

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
  • D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.

Câu 12: “Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm..................., các thiết chế.................... có mối quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện và tham gia thực hiện....................., quyền lực Nhà nước.”

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. các cơ quan, đặc thù, quản lý xã hội
  • B. các ban ngành, tập trung, chức năng chính
  • C. các tổ chức, hợp pháp, quyền lực chính trị
  • D. các thành viên, cốt yếu, quản lý đất nước.

Câu 13: Nguyên tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
  • C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
  • D. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Câu 14: Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Quốc hội
  • B. Viện kiểm sát nhân dân.
  • C. Chính phủ.
  • D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 15: Chính phủ thực hiện quyền hành pháp bằng việc:

  • A. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
  • B. Thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng đối nội.
  • C. Ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
  • D. Đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Câu 16: Đâu không phải một cơ quan/thành phần của Quốc hội?

  • A. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
  • B. Bộ Lập pháp Quốc hội
  • C. Các Uỷ ban của Quốc hội
  • D. Đoàn đại biểu Quốc hội

Câu 17: Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để làm gì?

  • A. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
  • B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
  • C. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
  • D. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Câu 18: Hành vi nào dưới đây là sai?

  • A. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.
  • B. Là thư ký Tòa án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.
  • C. Trường C tổ chức các phiên tòa giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.
  • D. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.

Câu 19: Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức:

  • A. Chủ tịch quyết định
  • B. Nhân dân quyết định
  • C. Biểu quyết lấy ý kiến tập thể
  • D. Xem xét tính đúng đắn về mặt khoa học

Câu 20: Uỷ ban nhân dân là Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân vì:

  • A. Uỷ ban nhân dân là một bộ phận trực thuộc Hội đồng nhân dân.
  • B. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra để quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
  • C. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra để quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
  • D. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, các thành viên của Uỷ ban nhân dân đều là đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 21: “Mọi công dân đều được biểu quyết khi Quốc hội trưng cầu ý dân.” Ý kiến này là đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì đây là một điều căn bản trong bộ luật về quyền con người.
  • B. Đúng, vì Chủ tịch Quốc hội đã thông qua đạo luật cho phép tất cả công dân được biểu quyết khi Quốc hội trưng cầu ý dân tại Kỳ họp thường niên năm 2020.
  • C. Sai, vì chỉ có công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
  • D. Sai, vì chỉ có những công dân có trình độ đại học mới được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

Câu 22: “Mọi công dân đều được biểu quyết khi Quốc hội trưng cầu ý dân.” Ý kiến này là đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì đây là một điều căn bản trong bộ luật về quyền con người.
  • B. Đúng, vì Chủ tịch Quốc hội đã thông qua đạo luật cho phép tất cả công dân được biểu quyết khi Quốc hội trưng cầu ý dân tại Kỳ họp thường niên năm 2020.
  • C. Sai, vì chỉ có công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
  • D. Sai, vì chỉ có những công dân có trình độ đại học mới được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

Câu 23: Hành vi của nhân vật trong tình huống nào dưới đây là sai, đáng phê phán?

  • A. Thấy một số người trong khu phố lan truyền thông tin không chính xác về quy định quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ, B đã lên mạng tìm hiểu các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung liên quan và gửi tới những người này để họ hiểu và ủng hộ.
  • B. A chăm chú xem truyền hình tường thuật trực tiếp phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.
  • C. Bà N bảo mọi người trong gia đình đưa phiếu để mình đi bầu cử hộ.
  • D. Khi thấy một số anh, chị sinh viên tham gia cùng Chủ tịch nước đón mừng các nguyên thủ quốc gia mỗi khi sang thăm và làm việc tại Việt Nam, K lại cố gắng, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt với mong muốn mình sẽ được như vậy.

Câu 24: “Buổi tối, V mang trái cây nhà trồng được sang biếu nhà chú H hàng xóm đúng lúc cả gia đình chủ đang ngồi xem chương trình thời sự. Khi con gái có những thắc mắc về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo nhà nước, chú H đã nhẹ nhàng giải thích để con hiểu. Tuy nhiên, V phát hiện một số nội dung chú H giải thích không đúng. V băn khoăn không biết có nên góp ý với chú H hay không.”

Nếu là V, em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ giải thích, góp ý để chú H hiểu đúng về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.
  • B. Em sẽ bảo chú là chú đã dốt lại còn bày đặt đi dạy người khác, sau đó giảng giải cho con gái của chú ấy hiểu về về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.
  • C. Em sẽ không làm gì cả, vì đó là chuyện gia đình nhà họ, mình can thiệp vào lại bị người ta chê cười là trẻ con thì biết cái gì.
  • D. Em sẽ về nhà hỏi mẹ xem có cần góp ý cho chú không.

Câu 25: Tính nhân dân của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

  • A. Bộ máy nhà nước do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội.
  • B. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
  • C. Nhân dân có mọi quyền hành với nhà nước, được phép loại bỏ nhà nước trong những trường hợp nhà nước vi phạm nguyên tắc đã định trong Hiến pháp.
  • D. Bộ máy nhà nước do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội, mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác