Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hiến pháp năm 2013 quy định gì về trẻ em?

  • A. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
  • B. Trẻ em không được tham gia vào các vấn đề về trẻ em nếu không được người lớn cho phép
  • C. Chỉ bố mẹ của trẻ mới được phép xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng trẻ em.
  • D. Trẻ em chỉ được làm những điều mà giám hộ cho phép làm 

Câu 2: Ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi việc xây dựng Hiến pháp là:

  • A. Một việc làm quan trọng nhưng chưa cần thiết trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn
  • B. Một nhiệm vụ cấp bách
  • C. Một thành tựu to lớn của những con người đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
  • D. Một trong những việc tiên quyết 

Câu 3: Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  • A. Cộng hòa nghị viện nhân dân.
  • B. Cộng hoà hỗn hợp
  • C. Cộng hoà dân chủ nhân dân.
  • D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô là:

  • A. Những nội dung quan trọng, gắn liền với nghệ thuật dân tộc.
  • B. Những thứ mang tính tượng trưng, đại diện cho tinh thần dân tộc.
  • C. Những nội dung quan trọng, gắn liền với thể chế chính trị của quốc gia.
  • D. Những thứ mang tính biểu tượng quốc gia 

Câu 5: Đâu không phải là quyền về chính trị, dân sự của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

  • A. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định
  • B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng không được phép chỉ trích những sai lầm, sai phạm của các quan chức chính quyền.
  • C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
  • D. Quyền có nơi ở hợp pháp

Câu 6: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền tự do lao động.
  • B. Quyền tự do ngôn luận
  • C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
  • D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 7: Nhà nước giữ vai trò gì trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
  • B. Huy động nguồn lực kinh tế trong nhân dân.
  • C. Trực tiếp dẫn dắt nền kinh tế.
  • D. Điều tiết, định hướng 

Câu 8: Các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại những chương nào trong Hiến pháp năm 2013?

  • A. Chỉ trong chương III.
  • B. Chương I, II và III.
  • C. Chương IV, V, VI
  • D. Các chương từ chương III đến chương IX, mỗi nội dung một chương.

Câu 9: Sự độc lập của Toà án được hiểu là:

  • A. Toà án được hình thành một cách độc lập.
  • B. Trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc
  • C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.
  • D. Khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Câu 10: Chủ tịch nước của nước ta thời điểm ban hành Hiến pháp năm 2013 là ai?

  • A. Trần Đức Lương
  • B. Nguyễn Minh Triết
  • C. Trương Tấn Sang
  • D. Nguyễn Phú Trọng

Câu 11: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?

  • A. Nhà nước
  • B. Chính phủ
  • C. Nhân dân
  • D. Đảng viên

Câu 12: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, trong đó bao gồm các thiết chế hợp pháp có quan hệ với nhau về mục đích và chức năng, bao gồm các tổ chức:

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
  • D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội. 

Câu 13: Tính nhân dân của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

  • A. Bộ máy nhà nước do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội.
  • B. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
  • C. Nhân dân có mọi quyền hành với nhà nước, được phép loại bỏ nhà nước trong những trường hợp nhà nước vi phạm nguyên tắc đã định trong Hiến pháp.
  • D. Bộ máy nhà nước do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội, mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Câu 14: Tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

  • A. Ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
  • B. Qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp trên bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp dưới.
  • C. Qua sự phối hợp, giám sát lẫn nhau của các cơ quan nhà nước.
  • D. Cấp dưới phải phục tùng cấp trên 

Câu 15: Quốc hội họp thường lệ mỗi năm mấy kỳ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 16: Câu nào sau đây đúng về Thủ tướng Chính phủ?

  • A. Là nhân vật quan trọng nhất của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của các Bộ thuộc lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội.
  • B. Là người nắm quyền điều hành chính các công việc mật thiết liên quan đến Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
  • C. Là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao
  • D. Là người có quyền liên quan đến Quốc hội 

Câu 17: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của:

  • A. Quốc hội
  • B. Hội đồng nhân dân
  • C. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • D. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 18: Đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân là ai?

  • A. Viện trưởng
  • B. Chủ tịch Viện Kiểm sát
  • C. Giám đốc Viện Kiểm sát
  • D. Tư lệnh

Câu 19: Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do ai bầu ra?

  • A. Hội đồng nhân dân cùng cấp
  • B. Uỷ ban nhân dân khoá trước
  • C. Hội đồng nhân dân cấp trên
  • D. Nhân dân

Câu 20: Đâu không phải một nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân?

  • A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương
  • B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân
  • C. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao
  • D. Giải quyết, xét xử, tố giác các vụ án ở địa phương

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về Quốc hội?

  • A. Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp.
  • B. Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
  • C. Quốc hội phân cho chủ tịch Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.
  • D. Mỗi cơ quan thuộc Quốc hội có cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ theo luật định.

Câu 22: Câu nào sau đây nói đúng về hình thức hoạt động của Quốc hội?

  • A. Quốc hội tổ chức các kỳ họp công khai, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
  • B. Quốc hội tổ chức các kỳ họp kín, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
  • C. Quốc hội tổ chức các kỳ họp công khai, làm việc theo chế độ người đứng đầu nắm toàn quyền quyết định.
  • D. Quốc hội tổ chức các kỳ họp kín, làm việc theo chế độ người đứng đầu nắm toàn quyền quyết định nhưng không được phép đi ngược lại hoàn toàn ý kiến của các thành viên khác.

Câu 23: Đâu không phải là một nhiệm vụ / quyền hạn của Chủ tịch nước?

  • A. Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh
  • B. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước
  • C. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giảng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân
  • D. Thực thi các chính sách về kinh tế - xã hội, trực tiếp bàn luận và giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, cố vấn điều chỉnh luật pháp theo từng thời kỳ

Câu 24: “Trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội” là thể hiện chức năng gì của Chính phủ?

  • A. Lập pháp
  • B. Lập hiến
  • C. Hành pháp
  • D. Hỗ trợ Quốc hội xây dựng đất nước

Câu 25: “Quốc hội có thể thực hiện quyền lập pháp bằng việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo.” Ý kiến này là đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì Quốc hội thực hiện quyền lập pháp bằng cách trực tiếp xây dựng, thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật hoặc thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, xây dựng.
  • B. Đúng, vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta, mà pháp luật lại là đại diện cho sức mạnh nên việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo nằm trong những công việc của Quốc hội.
  • C. Sai, vì Chính phủ không có quyền soạn thảo văn bản luật, chỉ Quốc hội mới có quyền làm luật.
  • D. Sai, vì Quốc hội chỉ làm việc nghiên cứu pháp luật, còn việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo lại là công việc của chính bên Chính phủ và Chủ tịch nước.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác